Xuân Giáp Ngọ 2014, Đại lý gạo Miền Tây BÌNH MINH kính chúc toàn thể gia đình các Quý khách hàng lời chúc: SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG. GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - AN KHANG - THỊNH VƯỢNG

10/9/12

Gạo Việt chảy sang Thái Lan, Trung Quốc

'Không ai kiểm soát được tình hình gạo tràn qua biên giới thì chỉ sợ khi giá xuất khẩu tăng cao, Việt Nam đã cạn gạo trong kho để bán', một chuyên gia nhận định.

Tình trạng gạo "chảy" sang Thái Lan, Trung Quốc không ảnh hưởng gì đến an ninh lương thực Việt Nam
Ảnh: PL TP HCM

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết lượng gạo xuất khẩu theo hợp đồng đã ký trong tháng 7 và 8 tăng mạnh. Đến ngày 31/8, kết quả hợp đồng đã ký lên đến 6,8 triệu tấn, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm 2011. Số hợp đồng còn lại giao từ tháng 9 gần 1,7 triệu tấn tương đương mức tồn kho trong doanh nghiệp xuất khẩu.

“Tuy nhiên, hiện VFA vẫn chưa thống kê được lượng gạo tồn kho trong nông dân, nhà máy và doanh nghiệp ngoài Hiệp hội, đặc biệt là lượng gạo tuồn qua biên giới Campuchia và Trung Quốc. Chính doanh nghiệp phải chủ động kiểm soát nguồn dự trữ gạo cho xuất khẩu của mình nếu không muốn mất uy tín với nhà nhập khẩu. Dự báo giá gạo xuất khẩu sẽ tăng do nguồn cung thế giới giảm. Vì thế, doanh nghiệp nói ký nhiều hợp đồng, tôi thấy đáng lo hơn là mừng” - ông Phong bày tỏ. 

Hiện nay, theo ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thịnh Phát (Bến Tre), doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu ký hợp đồng thương mại với các nhà nhập khẩu tư nhân chuyên mua đi bán lại để kiếm lời. Nếu doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, các nhà nhập khẩu này không đòi gạo mà đòi bồi thường đúng khoản lợi nhuận họ sẽ thu được, 40-50 USD một tấn gạo. Trường hợp xấu nhất là nhà nhập khẩu sẽ kiện làm mất uy tín ngành xuất khẩu gạo Việt Nam.

Về vấn đề này, GS Võ Tòng Xuân cho rằng: "Ngành xuất khẩu gạo cứ chạy theo thành tích. Doanh nghiệp thì quen kiểu 'ăn xổi ở thì', cứ thấy giá gạo xuống thấp lại sắp vào vụ thu hoạch (khoảng tháng 7, 8), có người mua là xuất khẩu ồ ạt. Không ai kiểm soát được tình hình gạo tràn qua biên giới thì chỉ sợ khi giá xuất khẩu tăng cao, Việt Nam đã cạn gạo trong kho để bán”.

GS Võ Tòng Xuân cho rằng, tình trạng gạo "chảy" sang Thái Lan, Trung Quốc không ảnh hưởng gì đến an ninh lương thực Việt Nam. "Thương lái nước ngoài sang mua gạo giá cao thì nông dân bán thôi. Tuy nhiên, qua đây cho thấy chính sách thu mua tạm trữ của ta đang bị hạn chế tác dụng. Nông dân sản xuất hơn 10 triệu tấn mà tạm trữ 1 triệu thì thấm vào đâu", ông Xuân nói.

Bên cạnh đó, có thông tin lo ngại thương lái nước ngoài đầu cơ, găm hàng gạo chờ khi giá gạo thế giới tăng, nguồn cung Việt Nam cạn kiệt thì gạo lại chảy ngược vào Việt Nam.

Ở góc độ khác, ông Lâm Anh Tuấn cho rằng gạo Việt Nam chảy qua Campuchia sang Thái Lan là do quy luật cung-cầu. Chính phủ Thái Lan trợ giá cho nông dân nên thương lái nhảy sang mua gạo Việt Nam để kiếm lợi nhuận. Chẳng hạn, họ mua gạo Việt Nam với giá 8.500-8.900 đồng một kg. Nếu tính cả chi phí thuê người, phương tiện thì giá cũng ở mức 480 USD một tấn, sau đó dùng nhiều hình thức để bán cho chính phủ 550 USD một tấn. Như vậy thương lái vẫn hưởng lợi hơn 70 USD một tấn. Do đó khó xảy ra chuyện gạo chảy ngược về Việt Nam.

(Theo Pháp luật TP HCM)

21/3/12

Thiếu gạo thơm, thừa gạo chất lượng kém

TT - Sáng 7-3, tại cuộc họp về tình hình xuất khẩu gạo năm 2012, Hiệp hội Lương thực VN (VFA) cho biết sẽ bắt đầu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo kể từ ngày 15-3 để giữ giá lúa không xuống thấp hơn 5.000 đồng/kg. Theo VFA, đầu ra giảm mạnh, nguồn cung tăng nhanh vào vụ thu hoạch khiến giá lúa trong nước giảm chỉ còn 5.200-5.300 đồng/kg. Ông Phạm Văn Bảy, phó chủ tịch VFA, cho biết xuất khẩu gạo trong hai tháng đầu năm 2012 và dự kiến cả quý 1 giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, hai tháng đầu năm nay các doanh nghiệp cả nước xuất khẩu được trên 627.000 tấn gạo các loại, trị giá xấp xỉ 319 triệu USD, giảm 42,87% về lượng và 40,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Căn cứ vào lượng hợp đồng đã ký và lượng giao hàng trong tháng 3, VFA dự báo xuất khẩu quý 1 năm nay chỉ đạt khoảng 1,1 triệu tấn, giảm khoảng 750.000 tấn so với cùng kỳ năm 2011. Không chỉ giảm sản lượng, giá gạo VN xuất khẩu cũng liên tục giảm. Giá chào bán gạo của các doanh nghiệp VN trong đầu tháng 3 chỉ còn 425-430 USD/tấn (gạo 5% tấm), thấp hơn gạo Ấn Độ (440 USD/tấn) và Pakistan (440-450 USD/tấn).

Ông Bảy cho biết thị trường gạo thơm vẫn có nhu cầu lớn và giá cao nhưng VN lại không có hàng để bán, chẳng hạn giá gạo thơm xuất qua Hong Kong và Trung Quốc hiện lên tới 600-700 USD/tấn nhưng VN thiếu nguồn cung này.

Ngược lại, lúa IR50404 dùng để chế biến gạo cấp thấp đang rất khó bán thì vụ đông xuân này diện tích tăng đột biến, trên 50%. “Cục Trồng trọt đã khuyến cáo mỗi giống lúa không quá 15-20% tổng diện tích, các địa phương đều báo cáo đảm bảo đúng chỉ đạo nhưng không hiểu vì sao đến cuối vụ hầu như diện tích IR50404 lại tăng mạnh” - ông Bảy nói.

Theo VFA, để ổn định giá lúa cho nông dân, từ ngày 15-3 đến 30-4, các doanh nghiệp thành viên VFA sẽ mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (gần 2 triệu tấn lúa), với giá không dưới 5.000 đồng/kg, sau đó tùy theo tình hình thực tế sẽ quyết định có mua thêm hay không. Thời hạn tạm trữ kéo dài trong ba tháng nhưng doanh nghiệp có được hỗ trợ lãi suất hay không và hỗ trợ bao nhiêu, theo VFA, còn chờ quyết định chính thức của Chính phủ.

Lúa thu hoạch không có người mua

Các tỉnh ĐBSCL đang vào thu hoạch rộ lúa đông xuân nhưng thương lái chỉ mua nhỏ giọt, sản lượng tồn đọng trong dân rất lớn. Ông Chung Văn Hoàng, thương lái ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang), nói gạo tiêu thụ chậm, giá thấp nên không dám mua lúa. Tại cánh đồng các huyện Cai Lậy, Cái Bè đang thu hoạch nhưng thương lái chỉ mua khoảng 30-40% sản lượng, còn lại nông dân phải đem về nhà trữ. Một số nông dân cho biết giá lúa tươi trong ngày 7-3 chỉ được thương lái trả giá 4.000 đồng/kg, lúa khô 4.800 đồng/kg, nông dân lỗ nặng.

V.TRƯỜNG
Nguon tuoitre

Xuất khẩu gạo trầm lắng

Ngày 7.3, Hiệp hội Lương thực VN (VFA) đã có cuộc họp thông báo tình hình xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay. Theo VFA, lượng gạo xuất khẩu và giá gạo VN hiện đang giảm khá nhiều do sự cạnh tranh của gạo Ấn Độ và Pakistan. Tính chung 2 tháng đầu năm, cả nước mới xuất được 627.182 tấn, giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm trước. Ông Phạm Văn Bảy - Phó chủ tịch VFA - cho biết thời gian tới các doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực mới đạt được chỉ tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo. Yếu tố thuận lợi trước mắt là khách hàng Trung Quốc đến VN để mua gạo thơm ngày càng nhiều.

Sắp tới các thị trường như Indonesia, Philippines, Malaysia đều có nhu cầu mua thêm gạo với số lượng lớn, vì vậy có thể đến quý 2 tình hình sẽ sáng sủa hơn.

Từ ngày 15.3 đến 30.4, VFA sẽ triển khai thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo để hạn chế tình trạng khách hàng nước ngoài ép giá. Giá thu mua lúa sẽ không dưới 5.000 đồng/kg, đảm bảo cho nông dân có lãi trên 30%.


Nguon thanhnien

Diêm dân Ninh Thuận: Muối được mùa và cao giá

Từ đầu năm đến nay, nghề làm muối của người dân ở Ninh Thuận gặp nhiều thuận lợi, sản lượng muối toàn tỉnh đạt 57.000 tấn, tăng gần 30.000 tấn so với cùng kỳ năm 2011.

19/03/2012


Muối được mùa lại được giá, hiện ở mức hơn 1 triệu đồng/tấn muối công nghiệp, tăng hơn 400.000 đồng/tấn so với cùng kỳ năm ngoái và 900.000 đồng/tấn muối diêm dân, tăng 450.000 đồng/tấn.

Không chỉ được giá, muối còn rất dễ tiêu thụ, làm ra tới đâu được thương lái thu mua tới đó nên không còn cảnh tồn đọng, chất đống như các năm trước.

Ông Trần Kim Quang (ở thôn Tri Thủy 1, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải) cho biết gia đình ông làm 5 sào ruộng muối, trung bình mỗi tuần cào một đợt thu hơn 8 tấn muối. Với giá bán ra tại ruộng 900.000 đồng/tấn, trừ hết chi phí, lãi hơn 4 triệu đồng.

Bà Trần Thị Tân (ở xã Tri Hải0, làm 5 sào muối trải bạt cũng cho biết, mặc dù đầu tư cao, đòi hỏi vốn nhiều nhưng cái lợi của làm muối trải bạt là được các thương lái, doanh nghiệp thu mua toàn bộ sản lượng sau thu hoạch ngay tại ruộng và bán được giá. Muối trải bạt có giá 1,1 triệu đồng/tấn, mức giá cao nhất trong vòng hai năm trở lại đây, trung bình mỗi tháng gia đình lãi trên chục triệu đồng.

Theo ông Lê Văn Ngọc, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Ninh Hải, hiện nay, các doanh nghiệp thu mua muối đóng trên địa bàn huyện đã biết tìm hướng liên kết với diêm dân tổ chức sản xuất muối sạch, muối có trải bạt, thu hoạch sẽ được doanh nghiệp thu mua tại chân ruộng với giá ổn định và lâu dài.

Bên cạnh đó, để mở rộng thị trường tiêu thụ muối, một số doanh nghiệp tư nhân thu mua còn liên kết với các công ty, các doanh nghiệp lớn sản xuất, chế biến muối trên địa bàn tỉnh để tiêu thụ, chế biến muối sạch cho diêm dân.

Tuy nhiên, do chi phí thực hiện mô hình làm muối theo công nghệ trải bạt khá cao, từ 80.000-90.000 đồng/m2, lại đầu tư một lần nên diêm dân khó có điều kiện đầu tư, do vậy trong số hơn 400ha diện tích đồng muối trong huyện mới chỉ có khoảng 15% diện tích được trải bạt./.

Theo TTXVN

FAO cam kết sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho Việt Nam

Trong cuộc họp báo bên lề hội nghị Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 31 ngày 15/3 tại Hà Nội, Tổng Giám đốc FAO José Graziano da Silva cho biết, trong thời gian tới FAO sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa gạo và phát triển nông thôn.

16/03/2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Giám đốc FAO Jose Graziano da Silva thăm Triển lãm các sản phầm nông nghiệp VN. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Ông José Graziano da Silva cho rằng, Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong công cuộc phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo và là một trong số ít quốc gia trên thế giới phát triển nông sản xuất khẩu mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Điển hình, Việt Nam có mô hình kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và sản xuất lúa gạo và có thể thấy rằng đây là mô hình bền vững trong sản xuất nông nghiệp trong tương lai. Mô hình không chỉ tạo ra nguồn lương thực ổn định từ lúa gạo và còn thu được giàu chất dinh dưỡng trong sản phẩm thủy sản, góp phần vào công cuộc giảm đói nghèo.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, trong thời gian qua FAO đã rất tích cực hỗ trợ bằng những chính sách, thành tựu khoa học… cho Việt Nam. Thành công của nền nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua có phần đóng góp, hỗ trợ của FAO cũng như của cộng đồng quốc tế.

Qua hội nghị này, Việt Nam có cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm và cũng là dịp để giới thiệu với các nước, các tổ chức về những việc mà Việt Nam đã làm được nhằm đảm bảo an ninh lương thực, giảm đói nghèo. Điều này rất quan trọng khi Việt Nam đang ở giai đoạn cần có sự điều chỉnh trong phát triển nông nghiệp để có thể duy trì tốc độ tăng trưởng.

Tổng giám đốc FAO José Graziano da Silva cho biết, một trong số những thách thức lớn trong thời gian tới là kiểm soát dịch cúm gia cầm và chế ngự những tác động của biến đổi khí hậu mà châu Á là khu vực bị tác động rất mạnh./.

TTXVN

Mua thóc, gạo tạm trữ: Được hỗ trợ 100% lãi suất


Theo tin mới nhất từ Ngân hàng nhà nước (NHNN), từ ngày 15/3 – 30/4, các thương nhân được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao chỉ tiêu mua 1 triệu tấn quy gạo vụ Đông Xuân 2011-2012 sẽ được Chính phủ hỗ trợ 100% lãi suất

16/03/2012

.Trước đó, ngày 03/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 287/QĐ-TTg về mua tạm trữ tối đa 01 triệu tấn gạo vụ Đông xuân 2011-2012 với thời hạn mua tạm trữ từ ngày 15/3/2012 đến hết ngày 30/4/2012 và ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ với thời gian tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, từ ngày 15/3/2012 đến ngày 15/6/2012.

Như vậy, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng thương mại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Liên Việt và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long…thực hiện cân đối nguồn vốn để cho vay với mức lãi suất cho vay tối đa 14%/năm để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2011-2012. Trong đó, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong thời gian thu mua, tạm trữ.

Thống đốc NHNN giao các ngân hàng thương mại, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo dõi chặt chẽ tình hình thu mua thóc, gạo tạm trữ; xem xét, tạo điều kiện cho các thương nhân vay vốn kịp thời. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, các ngân hàng báo cáo về NHNN (Vụ Tín dụng) để được xem xét, xử lý.

Theo eFinance Online

20/3/12

VN dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo?

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 7.2 triệu tấn gạo trong năm 2012, con số kỷ lục trong lĩnh vực xuất khẩu lương thực của nước này từ trước đến nay, theo đánh giá của Reuters.


Cuộc sống của đa số nông dân Việt Nam phụ thuộc vào giá lúa và xuất khẩu gạo


Thật ra, con số này bằng với sản lượng thực tế mà Việt Nam đã xuất khẩu trong năm 2011.

Tuy nhiên, trong năm nay sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan được dự đoán sẽ giảm đột biến nên tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Trong năm nay Thái Lan dự đoán chỉ xuất được nhiều nhất là 7 triệu tấn gạo do giá gạo nước này tăng cao sau khi chính phủ của họ can thiệp về giá để hỗ trợ cho hàng triệu nông dân nghèo.

Thái Lan giảm mạnh

Thái Lan đã luôn duy trì vị thế là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong ba thập niên trở lại đây.

Do đó, nếu mục tiêu 7,2 triệu tấn này đạt được thì Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới ngay trong năm nay.

Phát biểu bên lề một hội nghị bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức lương nông thế giới FAO hồi tuần trước tại Hà Nội, Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát của Việt Nam cho biết nước ông có thể cán mức xuất khẩu gạo như năm ngoái.

"Giỏi lắm chúng tôi cũng chỉ xuất được 7 tấn trong năm nay và tệ nhất là có thể chỉ xuất được 6,5 triệu tấn"

Ông Korbsook Iamasuri

“Cho đến giờ thì tình hình vụ đông xuân là rất tốt. Sản lượng lúa có thể tăng hơn so với năm 2011,” ông nói.

Thái Lan đã xuất khẩu sản lượng kỷ lục là 10 triệu tấn gạo trong năm 2011. Tuy nhiên sự can thiệp về giá của chính phủ đã đẩy giá gạo xuất khẩu của nước này lên đến mức từ 520 đến 560 đô la một tấn, cao hơn giá xuất khẩu của Việt Nam và Ấn Độ đến gần 100 đô la.

“Giỏi lắm chúng tôi cũng chỉ xuất được 7 tấn trong năm nay và tệ nhất là có thể chỉ xuất được 6,5 triệu tấn,” ông Korbsook Iamsuri, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, nói với hãng tin Reuters.

Chính phủ Thái Lan hiện kéo dài chương trình can thiệp giá cho nông dân đến hết tháng Sáu. Theo đó, chính phủ yêu cầu các công ty mua gạo của nông dân với giá 15.000 baht một tấn, cao hơn nhiều giá thị trường là từ 8.000 cho đến 10.000 baht một tấn

Do đó, tính từ đầu năm đến nay thì xuất khẩu gạo của nước này đã giảm xuống một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, từ 2,15 xuống còn 1,07 triệu tấn.

Yếu tố Trung Quốc

Đóng gói gạo ở Nakhon Pathom, Thái Lan: năm nay sản lượng xuất khẩu của nước này sẽ giảm

Trong đó, Trung Quốc hiện đang nổi lên là một thị trường nhập khẩu gạo ngày càng quan trọng của Việt Nam.

Phát biểu trên tờ Nông nghiệp Việt Nam hôm thứ Hai ngày 19/3, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam Trương Thanh Phong cho biết chỉ trong vòng hơn hai tháng qua chỉ riêng Trung Quốc đã nhập của Việt Nam 500.000 tấn gạo và phân nửa trong số này đã được đóng hàng sang Trung Quốc.

Dự báo trong năm nay, nước này có thể nhập của Việt Nam ít nhất là 1 triệu tấn gạo.

Sản lượng gạo mà Trung Quốc dự đoán nhập của Việt Nam trong năm 2012 tăng đột biến hơn gấp ba lần so với năm ngoái vốn chỉ hơn 300.000 tấn.

Mặc dù thế con số năm 2011 này cũng đã tăng gần 150% so với gần 125.000 tấn gạo mà nước này đã nhập từ Việt Nam trong năm 2010, theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam.

Nếu dự đoán nhu cầu từ Trung Quốc sát thực tế thì nước này đã chiếm tỷ trọng gần 14% chỉ tiêu xuất khẩu trên 7 triệu tấn gạo của Việt Nam trong năm nay.

Đây mới chỉ là con số mà các công ty lương thực có đăng ký với hiệp hội để có giấy phép chuyển hàng. Ông Phong cho biết ngoài ra còn có khoảng 400.000 tấn gạo được trao đổi qua biên giới mà hiệp hội của ông không kiểm soát được.

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo Nông nghiệp Việt Nam hồi đầu năm, ông Phong cho biết trong năm nay Bộ nông nghiệp dự kiến cả nước sẽ thu hoạch 42 triệu tấn lúa và sẽ có trong khoảng từ 7 đến 8 tấn gạo trong số đó được dành cho xuất khẩu.

BBC đã liên lạc với ông Phạm Văn Bảy, phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam và là người phát ngôn với báo chí của hiệp hội để tìm hiểu thêm về khả năng nước này đạt được chỉ tiêu xuất khẩu gạo trong năm nay nhưng ông không trả lời. 
 
(Theo BBC Tiếng Việt)
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...