Xuân Giáp Ngọ 2014, Đại lý gạo Miền Tây BÌNH MINH kính chúc toàn thể gia đình các Quý khách hàng lời chúc: SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG. GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - AN KHANG - THỊNH VƯỢNG

29/4/10

Mua dự trữ quốc gia hơn 100.000 tấn gạo

(CATP) Theo quyết định số 562/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ 26-4-2010 Bộ Tài chính mua bổ sung 57.581 tấn gạo đưa vào dự trữ quốc gia. Về kinh phí mua số gạo dự trữ nói trên, Thủ tướng quyết định trích 480 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2010 và sử dụng 36 tỷ đồng từ dự toán chi viện trợ năm 2009 (viện trợ lẻ) chưa sử dụng hết chuyển nguồn sang năm 2010 để thực hiện và cho phép quyết toán vào năm 2010. Chi phí cho việc nhập, bảo quản và sửa chữa kho cũng được bổ sung 39 tỷ đồng từ dự toán chi sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách trung ương năm 2010 đã được Quốc hội phê duyệt. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay lượng gạo mua dự trữ quốc gia là hơn 100.000 tấn. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, kết quả thực hiện xuất khẩu 22 ngày đầu tháng 4-2010 đạt 380.798 tấn, trị giá 178,797 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu gạo từ ngày 1-1 đến 22-4-2010 đạt 1.672.691 tấn, đạt trị giá 786,092 triệu USD.

Thứ năm, 29/04/2010 06:47
(Báo Công An TP Hồ Chí Minh)

Về Hải Hậu ăn gạo tám xoan

(CAO) Ở nước ta nhiều nơi có gạo tám, nhưng gạo tám Nam Định nổi tiếng ngon. Từ xa xưa gạo tám ở đây đã được chọn để tiến vua. Ngày nay thường được dùng trong các tiệc chiêu đãi lớn của Nhà nước khi tiếp những vị nguyên thủ quốc gia, và là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng.


Gạo tám Nam Định hạt nhỏ dài, thổi cơm rất mau chín, cơm tám màu trắng xanh, dẻo, mùi thơm ngào ngạt, ăn mau tiêu và hàm lượng chất bổ cao hơn các loại gạo khác rất nhiều. Phải chăng do đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu ở vùng đất này, cùng cách chọn giống và canh tác công phu đặc biệt của nông dân đã tạo ra được loại gạo tám Nam Định đặc sắc.
Trong kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam không ít những câu, như:

Em như hạt gạo tám xoan
Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.
Gạo tám thơm
Chim ra ràng
Cà cuống trứng.
Cơm tám ăn với chả chim
Chồng đẹp, vợ đẹp, những nhìn mà no…

Thẩm định, đánh giá dân gian truyền đời về giá trị của gạo tám thơm, như là đầu bảng của thú ăn, của hạnh phúc đối với cư dân châu thổ Bắc Bộ. Nam Định là một trong số ít trung tâm hàng đầu về loại lúa nổi tiếng này. Khắp các nơi đâu cũng có các loại tám, nhưng phải là tám xoan, tám ấp bẹ của vùng Xuân Đài, Nam Định.
Ở Việt Nam chưa biết tám xoan có tự bao giờ. Từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes chép phân biệt loại gạo nếp, gạo tẻ mà không thấy viết tên giống gạo gì, tính chất ra sao. Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn có viết tới “lúa bát xuân ưa ruộng cao, cây cao, bông dài mà mềm, hạt thưa mà nhỏ, hơi vàng, hạt gạo rất trắng, mùi vị rất thơm”. Đến Đại Nam nhất thống chí và các tài liệu chí khác cuối thế kỷ XIX miêu tả tương tự: “Lúa tám xoan cây cao, bông dài và mềm, thóc thưa và nhỏ, hạt hơi dài, màu vàng, hạt rất trắng, vị ngon”.
Theo dân gian, tám thơm ở Xuân Đài có từ lâu ,đã dùng tiến vua. Vào những năm 1939 – 1945, khi giặc Nhật bắt dân nhổ lúa trồng đay, người Xuân Đài âm thầm lén trồng tám thơm, như là một cuộc đấu tranh bền bỉ,tự nguyện gìn giữ và lưu truyền cho cuộc đời, cho mai sau giống lúa quý của cha ông.
Xuân Đài bao gồm 10 thôn: Truỳ Khê, Hưng Đạo, Tự Do, Hồng Thái, Phú Xuân, Hồng Phong, Sản Xuất, Tường Kiệt, Ngũ Khu, Mạnh Hùng với diện tích tự nhiên 508,35 ha vùng đông bắc huyện Xuân Trường ngày nay. Cùng nằm trong khí hậu thuỷ văn của Nam Định, Xuân Trường, nhưng yếu tố quyết định nhất của độ thơm ngon, dẻo của tám thơm Xuân Đài chính là thuỷ thổ của riêng Xuân đài và quy cách chăm bón, bàn tay vàng của dân Xuân Đài. Xuân Đài nằm ở vùng đất phù xa trẻ của châu thổ sông Hồng, giàu dinh dưỡng, tỷ lệ sét cao. Tầng đất canh tác sâu, ảnh hưởng mặn thích hợp với sản xuất lúa tám thơm.
Đồng đất Xuân Đài là yếu tố đầu tiên quan trọng với chất lượng gạo tám thơm. Thế nhưng người Xuân Đài còn biết cách bảo quản, chế biến làm cho gạo tán thơm hơn, dẻo hơn, tinh khiết hơn. Tám thơm là giống lúa thích hợp với đất thịt nặng, thịt trung bình, thịt nhẹ, nhưng tầng canh tác phải sâu, là đất phù sa trẻ ít chua, ảnh hưởng mặn tiềm tàng ở tầng dưới. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu ấy các chân ruộng vẫn trồng được lúa tám nhưng không chỉ năng xuất thấp mà mùi thơm của nó cũng giảm. Vì thế ở Xuân Đài dẫu giống lúa tám ngày nay được trồng ở trên các cánh đồng, nhưng ngon hơn vẫn là ở các cánh Đồng Chương, Thần Từ, Tiền Đồng, Công Thổ, nhất là Truỳ Khê.

(Sưu tầm)

25/4/10

Giống lúa mới đang được trồng thực nghiệm



(VTV1)

Lai tạo thành công giống lúa 'lặn' dưới nước

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa tạo ra giống lúa có khả năng sản xuất những “ống thở” khi chúng bị chìm trong nước.
 Mỗi năm châu Á và châu Phi mất 40% số lượng cây lúa trong mùa mưa. Ảnh: ehow.com.

Giống lúa mới đang được thử nghiệm tại Đại học Nagoya (Nhật Bản). Motoyaki Ashikari, một nhà nghiên cứu của trường, cho biết, ông và các đồng nghiệp phát hiện một số gene tạo ra “ống thở” trong các giống lúa chịu lũ. Sau đó các chuyên gia đưa những gene này vào những giống lúa cao sản.

Khi cây lúa chìm trong nước, những gióng hình ống sẽ nhô ra và ngoi lên mặt nước để lấy không khí. Nhờ những gióng đó mà lúa không chết ngạt. Khi lũ tràn tới, cây lúa có thể mọc thêm 25 cm mỗi ngày.

Ashikari cho rằng giống lúa có “ống thở” sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với tình hình lương thực thế giới.

“Ở nhiều nơi trên hành tinh nông dân không thể trồng bất kỳ cây lương thực nào trong mùa mưa vì chúng sẽ chết do lũ quét hoặc ngập úng. Tại châu Á và châu Phi, có tới 40% cây lương thực chết trong mùa mưa hàng năm. Giống lúa mới của chúng tôi sẽ giúp hai châu lục này tăng đáng kể sản lượng gạo. Số người thiếu lương thực chắc chắn sẽ giảm đi”, ông nói.

(Theo BBC)

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm và kỉ lục 10 tỉ đồng cho một giống lúa

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, nhà nghiên cứu giống lúa nổi tiếng của Việt Nam vừa lập kỉ lục chuyển nhượng bản quyền làm chấn động giới nghiên cứu khoa học trong nước. 

Công trình nghiên cứu giống lúa lai hai dòng mà bà nhượng bản quyền cho một công ty tư nhân lên đến 10 tỉ đồng. Nguyên là phó viện trưởng viện sinh học nông nghiệp, giảng viên trường đại học nông nghiệp I, Tiến Sĩ Trâm đã gắn bó với công việc nghiên cứu giống lúa từ năm 1968. Đến nay, bà là tác giả của hàng chục công trình nghiên cứu có giá trị và nhận được nhiều giải thưởng khoa học uy tín như Giải thưởng Kôvalepxkaia (2000), giải thưởng nhà nước về khoa học công nghệ (2005)... Ở tuổi 66, TS Trâm vẫn miệt mài nghiên cứu khoa học và lao động sáng tạo không mệt mỏi. Bà là một trong số rất ít những nhà khoa học nữ Việt Nam vừa trực tiếp giảng dạy, vừa có những công trình nghiên cứu thực tiễn có giá trị.



(Chương trình Sức sống mới)

Mẹo nấu cơm ngon

Nấu bằng nước sôi: thông thường chúng ta quen dùng nước máy để nấu cơm. Tuy nhiên nước máy có chất clo đã làm tổn hao khoảng 30% vitamin B1 trong gạo. Nếu chuyển sang phương pháp nấu bằng nước sôi sẽ tránh được hao tổn ấy.

Nếu muốn cơm không bị thiu nhanh và trắng hơn, bạn nên cho vào 1 lượng giấm (5% so với lượng nước và gạo). Ví dụ: 1.000gr gạo thì dùng 1.500gr nước và khoảng 12gr giấm.

Cơm nguội dù hấp thế nào cũng có mùi do đó trước khi hấp bạn nên cho vào cơm một ít muối ăn.

Bỏ một cục than đỏ vào một cái chén, cho vào nồi cơm bị khét, đậy nắp lại trong 10 phút. Nếu chỉ mới chớm khét, bạn chỉ cần bỏ vào nồi cơm vài cọng hành, đậy nắp lại vài phút. Bạn cũng có thể lấy một tờ giấy sạch gói một cục than củi đặt lên trên mặt nồi cơm, đậy nắp lại trong ít phút. Hoặc bạn cũng có thể rưới vào cơm một ít rượu gạo và để lửa nhỏ một lúc, cơm sẽ chín như thường.

(Sưu tầm)

Nhật Bản phát triển công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học từ gạo

Nhiên liệu sinh học mới không gây ô nhiễm môi trường cho các loại phương tiện trong tương lai do các nhà khoa học Nhật Bản nghiên cứu.



(VTV1)

Sản xuất loại gạo có bổ sung thêm chất sắt

Hiện nay, khoảng 3,5 tỷ người trên toàn thế giới ăn uống thiếu chất sắt, vậy nên việc bổ sung chất sắt vào các thực phẩm thông dụng là cách để phòng ngừa việc thiếu vi chất này.
 
 
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã rất nỗ lực tìm cách đưa chất sắt vào các giống lúa mì và ngô, song bổ sung vi chất này cho gạo lại là một vấn đề lớn.

Các nhà dinh dưỡng học nhận thấy khó thêm chất sắt vào gạo mà không ảnh hưởng đến hình dạng bề ngoài hay mùi vị của gạo.

Nhà dinh dưỡng học Diego Moretti thuộc Đại học Wageningen tại Hà Lan và đồng nghiệp đã tiến hành thử nghiệm dùng loại gạo "giả" làm từ bột gạo có bổ sung thêm chất sắt.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu xay gạo, trộn thêm chất sắt và sau đó dùng máy dập lại thành những hạt gạo không khác gì so với gạo địa phương.

Phương pháp từng bị coi là "ngớ ngẩn" này lại có kết quả và đã được áp dụng thí điểm.

Tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ cho biết trong một công trình nghiên cứu từ năm 2006, ông Moretti và các đồng nghiệp đã trộn gạo giả có tăng thêm chất sắt vào gạo thật và dùng nấu cơm cho các trường học có trẻ em thiếu chất sắt tại Ấn Độ.

Kết quả theo dõi cho thấy tỷ lệ trẻ mắc bệnh thiếu máu ở những học sinh này đã giảm một nửa, trong khi những em vẫn ăn loại gạo thường, bệnh thiếu máu không được cải thiện.

Mặt khác, các em cũng không nhận biết được sự khác biệt giữa gạo được tăng cường chất sắt với gạo thông thường.

Theo nhà khoa học Mark Beinner thuộc Đại học Minas Gerais của Brazil, nếu được sản xuất đại trà ở mức độ công nghiệp, giá thành loại gạo có tăng cường chất sắt có tăng nhưng không đáng kể.

Ước tính giá một bao gạo 5kg chỉ tăng thêm từ 3% đến 5%. Còn nếu không làm gì cả, cái giá phải trả sẽ đắt hơn nhiều do chi phí chữa trị cho các em nhỏ bị bệnh thiếu máu rất lớn, chưa kể những biến chứng nghiêm trọng từ việc thiếu máu do thiếu sắt.

Người lớn thiếu chất sắt dễ sinh ra mệt mỏi. Còn với trẻ em, thiếu chất sắt dẫn đến nguy cơ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, giảm vận động và có thể cả khả năng học tập sau này.

Bà Jennifer Friedman thuộc Đại học Brown, làm việc trong lĩnh vực hộ sinh và sức khỏe trẻ em tại các nước đang phát triển, cho rằng việc bắt đầu sản xuất gạo tăng cường chất sắt là một bước khởi đầu quan trọng, song để thuyết phục mọi người chuyển sang ăn gạo có bổ sung chất sắt mới là chuyện khó.

Tổ chức phi lợi nhuận PATH đang nỗ lực quảng cáo mạnh cho loại gạo này tại Brazil, Colombia và Ấn Độ.
 
(TTXVN/Vietnam+)

Ấn Độ: Phát triển loại gạo không cần nấu

Các nhà phát triển khoa học Ấn Độ cho biết, họ đã nghiên cứu và phát triển 1 loại gạo không cần nấu mà vẫn có thể dễ dàng ăn được sau khi ngâm ở trong nước.



(VTV1)

Gạo Việt Nam đối đầu với thách thức



(VTV1)

Gạo nếp chữa bệnh viêm loét dạ dày



(VTV1)
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...