Xuân Giáp Ngọ 2014, Đại lý gạo Miền Tây BÌNH MINH kính chúc toàn thể gia đình các Quý khách hàng lời chúc: SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG. GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - AN KHANG - THỊNH VƯỢNG

10/10/10

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã bằng giá gạo Thái Lan

Tại cuộc họp báo được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/9, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết đến ngày 15/9, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 5 triệu tấn gạo, trị giá FOB đạt hơn 2 tỷ USD, trị giá CIF đạt gần 2,4 tỷ USD, giá bình quân là 424,24 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2009, về số lượng tăng gần 6%, về trị giá FOB tăng hơn 10%, về trị giá CIF tăng hơn 9%, giá xuất khẩu bình quân tăng 16,64 USD/tấn. Hiện tại, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã ở chung mặt bằng giá với gạo các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan. 
 

Ngày 15/9, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã tăng giá xuất khẩu gạo thêm 25 USD/tấn so với trước. Cụ thể, gạo 5% tấm xuất khẩu có giá 475 USD/tấn (thay cho 450 USD/tấn), gạo 25% tấm giá 435 USD/tấn (thay cho 410 USD/tấn). Mức giá trên áp dụng cho những lô hàng giao trước tháng 10/2010.

Trong hơn một tháng, VFA đã có 4 lần điều chỉnh giá gạo xuất khẩu với mức tăng tổng cộng 65-75 USD/tấn. Việc tăng giá gạo do nhu cầu thế giới tăng cao.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mặc dù hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn, dịch bệnh liên tục xảy ra nhưng sản xuất lúa năm 2010 dự kiến đảm bảo kế hoạch với sản lượng khoảng 39 triệu tấn. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến đạt sản lượng 21,3 triệu tấn, tăng khoảng 400.000 tấn so với năm 2009.

Về tình hình thị trường, kể từ cuối tháng Bảy vừa qua, giá gạo nội địa tại Việt Nam bắt đầu tăng mạnh một phần do việc triển khai chủ trương thu mua tạm trữ đã phát huy hiệu quả, một phần do yếu tố tâm lý trước hiện tượng xuất khẩu gạo qua đường biên mậu và tình hình thiên tai dồn dập tại một số nước sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu lương thực.

Giá gạo bắt đầu tăng mạnh kể từ tháng Tám vừa qua, việc duy trì giá sàn xuất khẩu được thực hiện để giãn bớt tiến độ đăng ký hợp đồng phù hợp với năng lực cung ứng lúa gạo hàng hóa xuất khẩu.

Theo vinanet

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, công tác điều hành xuất khẩu gạo năm nay được thực hiện tốt, Việt Nam không những duy trì được các thị trường truyền thống mà còn khai thông được một số thị trường mới và tăng cường giao dịch thương mại.

Hiện tại, nhu cầu gạo Việt Nam trên thị trường rất lớn. Gạo Việt Nam tiếp tục nhận được sự quan tâm của các đối tác truyền thống như Malaysia, Indonesia, Cuba, Iraq và sau nhiều năm gián đoạn, đã có mặt với số lượng đáng kể tại thị trường Bangladesh. Gạo thơm và gạo 5% tấm của Việt Nam khẳng định được chỗ đứng tại Châu Phi là thị trường tiêu thụ gạo thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên và ông Trương Thanh Phong đều cho biết tình hình cung-cầu lương thực thế giới từ nay đến cuối năm 2010, đầu năm 2011 còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường.

Đến thời điểm này, các doanh nghiệp của Hiệp hội đã triển khai thu mua tạm trữ, nhập kho được gần 966.490 tấn gạo, đạt gần 97% kế hoạch dự kiến. Các cơ quan liên quan đang tính toán lượng gạo tồn kho, dự trữ gối đầu cho năm tới và nhu cầu tiêu dùng trong nước cân đối với lượng lúa gạo được sản xuất trong nước để điều hành xuất khẩu.

Trong 15 ngày cuối tháng Chín, Việt Nam sẽ xuất khẩu thêm khoảng 300.000-400.000 tấn gạo. Nhưng trong quý IV chưa thể đưa ra được số lượng gạo xuất khẩu tuyệt đối và cũng không đưa ra chỉ tiêu “cứng” mà sẽ tùy tình hình cụ thể để điều hành.

Các bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã thống nhất về định hướng phải giữ lá lúa tốt theo hướng có lợi cho người trồng lúa, tiêu thụ hết gạo hàng hóa trên thị trường; bảo đảm kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu quả; đồng thời chủ động can thiệp bình ổn thị trường khi có biến động giá.
Việc điều hành xuất khẩu được thực hiện linh hoạt, theo sát giá cả thế giới, giá trong nước và cân đối nhu cầu thị trường trong nước, bảo đảm an ninh lương thực, không để giá gạo tăng đột biến, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

TT - Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu ngô lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại và nạn hạn hán của Nga đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì người ta tính toán. Nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2011 đang hiện hữu. Ngân hàng Uralsib (Nga) cho biết khoảng 50% lượng khoai tây của nước này đã bị mất mùa và khủng hoảng lúa mì sẽ kéo dài tới năm sau. Giá lúa mì đã tăng khoảng 70% từ tháng 6-2010, lên 7,30 USD/giạ (đơn vị đo lường thể tích khoảng 36 lít) do hạn hán nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua đang diễn ra ở khu vực biển Đen - nơi cung cấp 25% sản lượng xuất khẩu lúa mì thế giới. 


“Chúng tôi đã hi vọng mọi việc sẽ bình ổn vào tháng 9 nhưng nay chưa thấy dấu hiệu đó mà còn có nhiều loại hàng hóa khác cũng đang rơi vào tình trạng khủng hoảng” - Abdolreza Abbassanian, một quan chức tại Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc, cho biết.

Liên Hiệp Quốc lo ngại việc giá lương thực vọt lên như từng diễn ra năm 2008 khiến thế giới xảy ra vụ bạo động liên quan tới lương thực.

Giá lúa mì hiện vẫn thấp hơn nhiều so với giá đỉnh điểm 13 USD/giạ khi đó, và nguồn dự trữ toàn cầu vẫn ở mức an toàn. Tuy nhiên, tình hình tương lai không mấy sáng sủa.

“Chưa phải là khủng hoảng nhưng mọi thứ đang bấp bênh. Nếu có thêm một mùa thất thu nữa ở Nga và Ukraine, lương thực toàn cầu sẽ bị sốc, và rồi tin xấu sẽ tới” - ông Abdolreza Abbassanian nói.

Chris Weafer, nhà kinh tế chính của Ngân hàng Uralsib, cho biết mùa lúa mì của Nga sẽ chỉ đạt gần 60 triệu tấn năm nay, thấp hơn so với mức tiêu thụ hằng năm là 75 triệu tấn ở nước này.

“Chúng tôi nghĩ Nga sẽ phải nhập khẩu vào năm tới”. Chính quyền Nga đã cấm xuất khẩu lúa mì cho tới cuối năm 2011, nhưng dù vậy khả năng nước này phải nhập lúa mì là rất cao. Ngô cũng đang thiếu trên toàn cầu vì nguồn dự trữ lương thực đang ở mức thấp nhất trong 37 năm qua.

“Mọi thứ đang ngày càng khó khăn hơn” - ông Luke Chandler (Ngân hàng Rabobank) lo ngại, và đặt câu hỏi về việc liệu Mỹ có nên sử dụng 36% vụ mùa ngô để sản xuất nhiên liệu ethanol hay không trong tình hình thiếu ngô như hiện nay. Giá ngô đã tăng 40% từ tháng 6, tới 5 USD/giạ. Lý do ban đầu được đưa ra là vì mùa màng của Mỹ thất bát do thời tiết.

Trong khi đó, Trung Quốc lại cho biết nước này vừa nhập 432.000 tấn ngô vào tháng 8 vừa qua, mức kỷ lục từ trước tới nay.

Chuyên gia Sudakshina Unnikrishnan từ Công ty Barclays Capital cho rằng Trung Quốc sẽ sớm trở thành nhà nhập khẩu ngô về cơ bản. Năm 1994, khi nước này nhập, lý do là vì mùa màng thất bát.

Lần này, nguyên nhân được cho là vì người dân đã chuyển sang ăn thịt trong các bữa ăn nên cần có ngô để nuôi gia súc. Hơn 70% ngô ở Trung Quốc là dùng để cho gia súc ăn, và tính toán cho biết phải mất 7kg thóc mới sản xuất được 1kg thịt bò.

Chuyển gạo lên nhà máy lau bóng gạo xuất khẩu ở xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang - Ảnh: N.C.T

Sản lượng lúa của VN tăng khoảng 800.000 tấn

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), sản lượng lúa thu hoạch của cả năm 2010 ước đạt 39 triệu tấn, tăng khoảng 800.000 tấn so với năm 2009. Trong đó, sản lượng vụ đông xuân 2009-2010 đạt trên 19 triệu tấn, vụ hè thu ước đạt 10,35 triệu tấn.

Từ nay đến đầu năm tới VN tiếp tục gieo trồng và thu hoạch lúa mùa, lúa thu đông với sản lượng cả nước ước đạt gần 10 triệu tấn.

Riêng khu vực ĐBSCL, năm 2010 tổng sản lượng lúa ước đạt 21,3 triệu tấn. Tổng sản lượng lúa thu hoạch từ cuối tháng 8 đến tháng 1-2011 là 5,11 triệu tấn, tương đương 3,3 triệu tấn gạo. Cân đối tiêu thụ từ tháng 9-2010 đến tháng 1-2011 tại ĐBSCL và TP.HCM lượng gạo hàng hóa còn lại ước khoảng 1,5 triệu tấn.

Cũng theo Cục Trồng trọt, diện tích và sản lượng các loại cây nông nghiệp khác như ngô, khoai, đậu... không có nhiều biến động so với những năm trước. Vì vậy, dựa trên cân đối nhu cầu tiêu thụ trong nước và lượng lương thực sản xuất ra, VN vẫn hoàn toàn có đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu.

Thị trường gạo thế giới tuần 16 – 23/9/2010: giá vững

Giá gạo Châu Á vững trong tuần qua nhờ nhu cầu vững trong bối cảnh nguồn cung hạn hẹp và đồng Baht cao giá. Gạo 100% B của Thái Lan giá vững ở 490 USD/tấn, song các nhà xuất khẩu cho rằng giá đó có thể tăng trong vài tuần tới do đồng Baht tăng giá. Gạo 100% B của Thái Lan giá vững ở 490 USD/tấn, song các nhà xuất khẩu cho rằng giá đó có thể tăng trong vài tuần tới do đồng Baht tăng giá.


Một thương gia ở Băngkốc cho biết: “Giao dịch gạo không sôi động, song giá sẽ tăng hơn nữa bởi các nhà xuất khẩu phải tăng giá chào bán do đồng Baht tăng giá”.

Baht Thái đã tăng giá lên mức cao kỷ lục. Baht Thái đã lập kỷ lục cao của 13 tháng so với USD trong ngày 21/9 và đã tăng gần 9% trong năm nay, buộc các nhà xuất khẩu phải tăng giá những sản phẩm định giá bằng đồng USD để bù lại thiệt hại do mua nguyên liệu trong nước bằng đồng Baht.

Một số khách hàng truyền thống của Thái Lan như Hồng Kông, Singapore và Trung Quốc vẫn đang có mặt trên thị trường, và điều này hỗ trợ giá vững.

Một số báo cáo cho biết có khả năng Thái Lan sẽ ký được hợp đồng xuất khẩu với Indonexia và Nigeria. Tuy nhiên, hiện tại thì chưa hợp đồng nào được ký.

Bulog, cơ quan thu mua gạo của Chính phủ Indonexia, đang thương lượng mua 300.000 tấn gạo Thái lan, còn Nigeria tỏ ý muốn mua 1 triệu tấn.

Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã bán 5,8 triệu tấn gạo từ đầu năm tới nay, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái, khi bán tới 6,3 triệu tấn.

Tại Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, giá gạo đã giảm nhẹ do nhu cầu xuất khẩu không cao. Tuy nhiên, nguồn cung hạn hẹp đang hỗ trợ giá.

Dự trữ gạo ở Việt Nam đã giảm sau khi đồng bằng sông Cửu Long kết thúc vụ thu hoạch thứ 2 trong 3 vụ của năm nay, và tin Philippine và Indonexia sẽ bắt đầu mua gạo cũng không nâng giá gạo lên.

Philippine có thể sẽ bắt đầu mua gạo với khối lượng nhỏ từ tháng 11 theo kế hoạch nhập khẩu của năm 2011, trong khi Indonexia có thể sẽ nhập khẩu gạo cho năm nay hoặc mua dự trữ cho năm tới.

Gạo 5% tấm của Việt Nam giá 450 – 475 USD/tấn, FOB, so với 460 USD/tấn tuần trước, trong khi gạo 25% tấm được cháo bán ở mức 420 – 435 USD/tấn, so với 435 USD/tấn.

Từ đầu năm tới nay, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu kỷlục 6,6 triệu tấn gạo.

Về các thông tin liên quan, Philippine, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo trong năm 2011 sau khi đã mua kỷ lục 2,45 triệu tấn trong năm nay.

Chủ tịch Cơ quan lương thực quốc gia, Angelito Banayo, cho biết Manila có thể sẽ bắt đầu mua gạo từ tháng 11 tới.

“Chúng tôi sẽ nhập khẩu khoảng 1,2 đến 1,5 triệu tấn, mức đó là an toàn”, ông nói. Khối lượng nhập khẩu sẽ tùy thuộc vào vụ thu hoạch chính (vào quý 4 hàng năm).

Theo ông Banayo, mức gạo thiếu hụt trong năm tới có thể lên đến 3,2 triệu tấn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là ước tính sơ bộ ban đầu. Cơ quan lương thực nhà nước có thể ước lượng chính xác hơn về các nhu cầu gạo của quốc gia sau khi vụ thu hoạch chính bắt đầu.

NFA sẽ "từng bước" thu mua gạo dựa trên giá gạo của thị trường quốc tế. Cơ quan này cũng sẽ không ký kết hợp đồng nhập khẩu gạo nào trước cuối năm.

Philippines là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới vì sản lượng trong nước không thể đáp ứng được mức tiêu thụ đang tăng lên.

Đầu năm nay, Philippine đã cho phép tư nhân nhập khẩu gạo sau khi xảy ra hạn hán trầm trọng. Sản lượng gạo nửa đầu năm 2010 giảm 10,2% so với cùng kỳ năm trước xuống 6,6 triệu tấn. Dự báo sản lượng cả năm nay là 17,4 triệu tấn.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, vụ 2009/2010 sản lượng gạo châu Phi dự đoán sẽ giảm 3% so với vụ trước.Trong đó Ai Cập giảm 17%; Madagasca tăng 4,8%; Nigeria tăng 5%.
USDA đã điều chỉnh giảm dự đoán về sản lượng gạo của Pakistan niên vụ 2010/11 xuống 4,4 triệu tấn, giảm 32%, do lũ lụt tàn phá. Dự báo về xuất khẩu gạo của Pakistan niên vụ 2010/11 cũng được điều chỉnh giảm xuống 2,3 triệu tấn, giảm 36%. Nguyên nhân bởi Pakistan đã trải qua một trận lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử nước này.
Gạo là sản phẩm xuất khẩu lớn thứ hai của Pakistan và sự giảm xuất khẩu gạo dự kiến liên quan tới cân bằng thanh toán của nước này.

Uỷ ban Xuất khẩu Nông sản Ai Cập cho biết Ai Cập sẽ gia hạn cấm xuất khẩu gạo cho tới tháng 10/2011. Ai Cập đã cấm xuất khẩu gạo từ tháng 3/2008 để ngăn giá các thực phẩm thiết yếu tăng lên, và từ đó vẫn chưa xoá bỏ lệnh cấm.

Indonexia có thể nhập khẩu gạo trong năm nay hoặc năm tới để dự trữ, phòng khi lũ lụt gây thiệt hại tới mùa màng, Bộ trưởng Nông nghiệp Suswono cho biết. Mưa quá nhiều do La Nina ở khu vực Đông Nam Á đã ảnh hưởng tới nhiều loại cây trồng, trong đó có cà phê, cacao, dầu cọ và đường.

Sản lượng lúa Indonexia dự kiến đạt 65,15 triệu tấn trong năm nay, tăng so với 64,39 triệu tấn năm 2009, và cao hơn so với 64,90 triệu tấn dự báo hồi tháng 3.

Công ty International của Ấn Độ đang chào bán 30.000 tấn gạo sấy cho Bănglađét với giá 489 USD/tấn, C&F. Thu mua không đủ kế hoạch và giá lương thực tăng buộc Chính phủ Bănglađét phải đưa ra chương trình nhập khẩu gạo năm nay đúng vào lúc nhu cầu tăng đẩy giá gạo thế giới tăng. Nhập khẩu gạo và lúa mì vào Bănglađét chắc chắn sẽ tăng gấp 3 lên 1,5 triệu tấn trong năm kết thúc vào tháng 6/2011, so với 550.000 tấn năm ngoái.

Chính phủ Ấn Độ cũng đã cho phép xuất khẩu 300.000 tấn gạo phi – basmati và 200.000 tấn lúa mì sang Bănglađét, trong đó, công ty State Trading Corp. sẽ xuất 200 nghìn tấn gạo, 100 nghìn tấn lúa mỳ còn số lượng công ty PEC xuất là 100 nghìn tấn gạo và 100 nghìn tấn lúa mỳ. Giá gạo sẽ dựa trên chi phí vận chuyển và có thể được quyết định trong tháng 9 này. Bangladesh vẫn còn nhu cầu nhập gạo vì nước này phải bù đắp các hợp đồng nhập lúa mỳ đã bị hủy bỏ do hạn hán ở các nước khu vực Biển Đen

(Vinanet)

Xuất khẩu gạo đạt gần 5,4 triệu tấn

TT - Theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), chín tháng đầu năm xuất khẩu gạo của VN đạt gần 5,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 2,2 tỉ USD. 


So với cùng kỳ năm ngoái xuất khẩu gạo tăng 418.000 tấn (về lượng) và 261 triệu USD (về giá trị). Riêng trong tháng 9-2010, xuất khẩu gạo đạt 614.750 tấn, trị giá gần 238 triệu USD. Trong tháng 9, VN chủ yếu giao hàng loại gạo 5% tấm (chiếm 43,6% tổng số xuất khẩu), tiếp theo là gạo 15% tấm (chiếm 22,6%). 

Thị trường châu Á và châu Phi chiếm gần 75% tổng lượng gạo xuất khẩu của VN trong tháng 9. Hiện nay, nhiều nơi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thu hoạch lúa vụ thu đông. Riêng tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch gần dứt điểm diện tích 60.000ha của cả vụ. Ông Dương Nghĩa Quốc, giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Tháp, cho biết vụ sản xuất này ít dịch bệnh, thời tiết thuận lợi nên năng suất khá cao, bình quân đạt từ 5 tấn/ha.

Mấy ngày qua giá lúa có chiều hướng tiếp tục tăng, hiện thương lái mua tại ruộng đối với loại lúa thường từ 5.500 đồng/kg, lúa thơm chất lượng cao từ 6.500 đồng/kg.

(Theo tuoitre)

Việt Nam- Kuwait thúc đẩy hợp tác năng lượng, lương thực

Gạo là lương thực chính ở Việt Nam    Năng lượng và lương thực, những nội dung được Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Dầu mỏ và Thông tin Kuwait đặc biệt chú trọng trong thúc đẩy quan hệ hợp tác.
 
 
Đó là những nội dung chính được bàn thảo tại Hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Thông tin Kuwait, ông H.E. Sheikh Ahmad Al- Abdulla Al- Ahmad Al-sabah chiều hôm qua (29/10) tại Hà Nội.

Chưa có cơ chế phối hợp

Điểm lại quan hệ hợp tác giữa hai nhà nước và hai Bộ trong thời quan qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Kuwait trong thời gian qua phát triển tốt đẹp, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực thương mại, tài chính, đầu tư, dầu khí.

Tuy nhiên về thực chất, quan hệ họp tác song phương Việt Nam- Kuwait còn rất hạn chế, chưa có cơ chế phối hợp nào về công nghiệp, thương mại. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này không lớn bởi thị trường Kuwit có dung lượng nhỏ, dân số khoảng 2,7 triệu người.

Năm 2009, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 62,6 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 41 triệu USD và nhập khẩu 21,6 triệu USD. Trong 8 tháng đầu năm 2010, Việt Nam xuất khẩu 23,5 triệu USD và nhập khẩu 214,2 triệu USD.

Việt Nam xuất khẩu sang Kuwait các sản phẩm nông sản, hàng dệt may, gốm sứ…và nhập khẩu từ Kuwait khí tự nhiên, lưu huỳnh, chất dẻo nguyên liệu, thép phế liệu, ô tô dưới 12 chỗ, sản phẩm hoá chất…

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, điều đáng mừng là sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Kuwait Thủ tướng Nasser Al-Mohammed Al-Ahmed Al-Jaber Al-Sabah năm 2007, doanh nghiệp Kuwait tỏ ra quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam.

Kể từ chuyến làm việc giữa hai Bộ trưởng lần thứ nhất hồi tháng 9/2009, đến nay hai bên đã đạt được một số kết quả khả quan, thể hiện qua các dự án hợp tác trong lĩnh vực dầu khí với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng đã ký hợp đồng dài hạn với phía bạn việc cung cấp dầu diezel.

Nhiều giải pháp sẽ được triển khai

Tại hội đàm, Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Thông tin Kuwait H.E. Sheikh Ahmad Al- Abdulla Al- Ahmad Al-sabah cho biết, hiện phát triển kinh tế của Kuwait chủ yếu là dầu mỏ và đầu tư nước ngoài.

Trong chính sách hướng Đông của Kuwait, Việt Nam là ưu tiên hàng đầu. Chính phủ Kuwait mong muốn hợp tác với Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực đầu tư, thương mại, lao động…“. Việt Nam cũng là một trong những điểm đến mà các doanh nghiệp dầu mỏ Kuwait rất quan tâm và sẵn sàng hợp tác”- Bộ trưởng Kuwait nói.

Đánh giá cao tiềm năng, công nghệ khai thác dầu khí của Kuwait Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định: Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Kuwait trong lĩnh vực khai thác dầu khí tại Việt Nam và đào tạo nguồn nhân lực.

Về năng lượng dầu khí, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề nghị Kuwait xem xét cung cấp dầu thô, khí hóa lỏng NNJ dài hạn cho Việt Nam. Riêng đối với dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Việt Nam cam kết thực hiện đúng tiến độ.

Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng cung cấp lương thực lâu dài, ổn định cho Kuwait. Ngoài ra, Việt Nam còn có thể cung cấp cho Kuwait một số sản phẩm nông sản, đặc biệt là các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh như chè, cà phê….

Bộ trưởng gợi mở, trong lĩnh vực hợp tác về lương thực và nông sản, thực phẩm có thể áp dụng công thức hợp tác ba bên giữa Việt Nam- Kuwait và một nước thứ 3.
Như vậy,Việt Nam có thể cung cấp công nghệ, chuyên gia, Kuwait cung cấp vốn còn đối tác thứ ba cung cấp lao động và đất đai. Thị trường tiêu thụ sản phẩm là Trung Đông.
Về lĩnh vực thương mại, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, Việt Nam và Kuwait cần sớm khởi động đàm phán để ký các hiệp định hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, vận tải, thực phẩm…

Tuy nhiên, để thúc đẩy giao thương hai nước, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, các cơ quan hai nước cần sớm thiết lập kênh trao đổi thông tin về kinh tế, thương mại, đầu tư, đặc biệt là tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ được tổ chức ở mỗi nước.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đề nghị nhà nước Kuwait sớm có quyết định công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường.

Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Thông tin Kuwait đánh giá rất cao những ưu đãi mà Chính phủ, Bộ Công Thương Việt Nam đã dành cho Kuwait. Ngoài đồng tình với những kế hoạch hợp tác với Việt Nam, Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait cũng khẳng định khả năng cung cấp dầu thô dài hạn cho Việt Nam.


(Theo báo Công thương )

Quý 4, có thể xuất khẩu 2 triệu tấn gạo

Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành lúa gạo, do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong khi nguồn cung từ các nước sản xuất lớn hạn chế, từ nay đến cuối năm hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ rất nhộn nhịp.


Chủ trương thu mua gạo tạm trữ đã giúp cho lúa hàng hóa của nông dân được tiêu thụ thuận lợi.

Hiện thị trường đang có nhu cầu lớn gạo Việt Nam, giá xuất khẩu gạo 5% tấm sẽ giữ ở mức 475 - 500 USD/tấn, có khả năng Việt Nam sẽ ký tiếp 3 triệu tấn gạo và trong quý 4 các doanh nghiệp có thể sẽ giao thêm khoảng 2 triệu tấn. Như vậy năm 2010 Việt Nam có khả năng xuất khẩu 7,2-7,5 triệu tấn gạo, phá kỷ lục năm 2009 là 6 triệu tấn.

Hiện đang có những hợp đồng lớn đã và đang đàm phán với Chính phủ Việt Nam. Cuba vừa ký hợp đồng mua 200 ngàn tấn gạo 15% tấm, giá khoảng 450 USD/tấn (FOB), Philippines cũng đang quay trở lại đàm phán và có khả năng sẽ mua từ 1 triệu - 1,5 triệu tấn gạo.

VinaFood II vừa ký bán cho Indonesia 300 ngàn tấn gạo 15% tấm, giá 460 đến 470 USD/tấn (FOB). Indonesia cũng đang đặt vấn đề mua thêm khoảng 700 ngàn tấn gạo. Từ nay đến cuối năm nếu Indonesia và Philippines đàm phán xong thì trong quý 4 lượng gạo xuất khẩu sẽ tăng rất mạnh. Có thể nói tình hình xuất khẩu gạo trong 3 tháng còn lại là rất khả quan.

Hiện nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã ngang bằng với mức giá của Thái Lan. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã kịp thời nâng định mức giá sàn xuất khẩu gạo, đối với loại gạo 5% tấm không bán dưới giá 475 USD/tấn và gạo 25% tấm là 435 USD/tấn. Việc làm này nhằm để các doanh nghiệp không bán gạo quá thấp.

Thông tin Chính phủ đang đàm phán những hợp đồng tập trung có số lượng lớn là tin vui cho nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian qua, giá thu mua lúa gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng và biến động theo từng vùng, từng ngày. Hiện nay, giá lúa thu mua đang giao động từ 5.200-5.300 đồng/kg. Từ nay đến cuối năm giá lúa trong nước sẽ đứng ở mức này hoặc tăng thêm nếu ký được hợp đồng giá tốt.

Chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo của Chính phủ có hiệu lực đến ngày 15/9 cho thấy hiệu quả rất tốt khi lượng lúa hàng hóa của nông dân đã được tiêu thụ hết với giá cao. Đến cuối tháng 9, các doanh nghiệp thuộc VFA đã triển khai thu mua tạm trữ, nhập kho được 966.488 tấn gạo, đạt 96,64% kế hoạch dự kiến.

Theo VFA, sở dĩ giá lúa tăng mạnh trong thời gian đầu tháng là nhờ việc điều hành xuất khẩu gạo linh hoạt. Nếu như trước đây, bình quân mỗi tháng chỉ giao khoảng 400.000-500.000 tấn gạo, riêng tháng 8 các doanh nghiệp đã giao trên 800.000 tấn gạo theo các hợp đồng xuất khẩu, số lượng cao kỷ lục từ trước đến nay. Trong tháng 9/2010 các doanh nghiệp tiếp tục giao khoảng 800.000 tấn gạo cho nhà nhập khẩu.

(Theo VNenconomic)

1.000 tấn gạo và 100 tỷ đồng cho rốn lũ Quảng Bình

Trong chuyến công tác tới tỉnh Quảng Bình thị sát vùng lũ và  thăm hỏi một số gia đình có người bị nạn ở huyện Quảng Trạch, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết Chính phủ sẽ hỗ trợ khẩn cấp cho Quảng Bình 1.000 tấn gạo và 100 tỷ đồng.


Mưa lũ kỷ lục trong vòng 60 năm qua đã khiến Quảng Bình thiệt hại nặng nề nhất trong 4 tỉnh miền Trung

Mưa lũ kỷ lục trong vòng 60 năm qua đã khiến Quảng Bình thiệt hại nặng nề nhất trong 4 tỉnh miền Trung (ảnh:gdtd.vn).

Được biết, mưa lũ kỷ lục trong vòng 60 năm qua đã khiến Quảng Bình thiệt hại nặng nề nhất trong 4 tỉnh miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị) trong đợt lũ này, làm ngập trên 103.000 ngôi nhà, trong đó 1/3 ngập sâu, nhiều vùng bị chia cắt, đã có 36 người chết, 20 người mất tích. Tỉnh đã phải tổ chức di dời 5.022 hộ với 23.355 người dân.

Đến thời điểm này, vẫn còn 118 tàu thuyền/826 thuyền viên chưa liên lạc được, 6 tàu/30 thuyền viên trôi dạt trên biển đề nghị cứu nạn; hệ thống giao thông, thông tin liên lạc nhiều nơi bị cắt đứt, gián đoạn.

Ước tính thiệt hại của Quảng Bình đến trên 1.272 tỷ đồng.

(Theo GD&TĐ)
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...