Xuân Giáp Ngọ 2014, Đại lý gạo Miền Tây BÌNH MINH kính chúc toàn thể gia đình các Quý khách hàng lời chúc: SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG. GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - AN KHANG - THỊNH VƯỢNG

29/10/11

Mối lo khi gạo tăng giá

Thứ bảy, 29/10/2011 - 8 giờ 18 phút, chiều.

Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) khuyến cáo, các doanh nghiệp phải rất cẩn trọng khi ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo thời gian tới. Giá gạo xuất khẩu đang tăng cao, sau khi chương trình thu mua gạo giá cao của Chính phủ Thái Lan chính thức triển khai từ ngày 7/10. Mặc dù vậy, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khuyến cáo, các doanh nghiệp phải rất cẩn trọng khi ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo thời gian tới.

Giá gạo của Thái Lan đã chính thức tăng từ ngày 7/10. Theo đó, gạo thường được bán với giá 15.000 baht/tấn, tương ứng giá gạo xuất khẩu 750 - 800 USD/tấn. Sự biến động giá gạo trên thị trường Thái Lan là cơ hội để Việt Nam tăng bạn hàng, đồng thời nâng cao giá trị gạo xuất khẩu. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam vươn lên dẫn đầu thị trường gạo thế giới vào năm 2012, bởi khách hàng không dễ chấp nhận mua gạo Thái Lan với giá cao.

Theo nhận định của VFA, chương trình mua gạo giá cao của Chính phủ Thái Lan sẽ khiến giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm tăng mạnh. Tất nhiên, giá gạo không thể tăng vọt từ mức gần 600 USD/tấn hiện nay lên 800 USD/tấn. Tuy nhiên, việc lúa gạo tăng giá từng ngày cũng khiến các cơ quan quản lý thị trường gạo trong nước và cơ quan điều hành xuất khẩu gạo đối mặt nhiều mối lo.

Trước hết, giá gạo xuất khẩu tăng khi mùa mưa lũ bắt đầu, khiến nguy cơ sốt gạo ở thị trường trong nước có thể xảy ra. Hiện gạo nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long được bán với giá 9.500 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg so với tháng 9. Giá gạo tại Hà Nội, TP.HCM cũng nhích nhẹ trong vòng hơn 1 tuần qua.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng lúa năm nay vẫn đạt 41,5 triệu tấn, đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch VFA cũng xác nhận, hiện lượng gạo dự trữ của các doanh nghiệp còn khoảng 1,5 triệu tấn, cộng với vụ thứ ba sắp bước vào thu hoạch, Việt Nam hoàn toàn có thể đảm bảo nhu cầu thị trường trong nước và đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu thời gian tới. Trường hợp xảy ra sốt giá gạo là do tâm lý, tin đồn, chứ không phải do thiếu nguồn cung. Nếu xảy ra sốt giá gạo, VFA sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên bán gạo để bình ổn với giá thấp hơn 15% so với thị trường.

Với đà tăng giá lúa gạo hiện nay, VFA khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu nếu có hợp đồng, song doanh nghiệp chỉ nên ký hợp đồng nếu trong tay có đủ 100% chân hàng. Thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều doanh nghiệp vội ký hợp đồng xuất khẩu sớm với giá thấp, khi phải giao hàng đã phải mua gạo giá cao để thực hiện hợp đồng, dẫn đến thua lỗ, hoặc phải hủy hợp đồng. “Chỉ tính riêng trong quý III và đầu tháng 10 này, một số hợp đồng với số lượng lên tới 400.000 tấn gạo đã bị hủy”, ông Bảy nói.

Bên cạnh nguy cơ vỡ hợp đồng vì giá nguyên liệu tăng, VFA cũng cảnh báo khả năng thua lỗ nếu ký hợp đồng sớm, vì gạo vẫn có khả năng rớt giá. Bởi nếu giá gạo Thái Lan vượt quá sức chịu đựng của thế giới, giao dịch đóng băng, rất có thể Thái Lan phải hạ giá để bán được hàng.

Lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Bắc cũng dự báo: “Giá gạo thế giới thời gian tới có thể tăng mạnh, một phần do tác động của thị trường Thái Lan, một phần do lũ lụt, mất mùa xảy ra ở nhiều nước. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, nhu cầu của thế giới khó có thể tăng mạnh. Hai khách hàng lớn nhất của Việt Nam là Indonesia và Philippines hiện vẫn chưa có động thái mới. Cụ thể, Indonesia có thể nhập thêm gạo Việt Nam, nhưng dự kiến phải từ tháng 2/2012. Khi đó, Thái Lan cũng đã kết thúc chương trình mua gạo giá cao. Philippines có thể mua gạo Việt Nam vào cuối năm nay, nhưng số lượng không lớn”.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, nhiều nước nhập khẩu gạo của Thái Lan trước đây đang chuyển hướng sang tìm đối tác ở Việt Nam do giá rẻ, chất lượng tốt. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp Thái Lan đã sang Việt Nam để tìm hiểu môi trường đầu tư, nhằm thiết lập cơ sở chế biến, thu mua gạo ở Việt Nam để xuất khẩu sang các nước khác. Điều này buộc các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo trong nước phải nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thực tế, từ ngày 1/10, khi Nghị định 109/2010/NĐ-CP (về kinh doanh xuất khẩu gạo) có hiệu lực, cả nước đã có 125 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo, hơn 150 doanh nghiệp còn lại không được tham gia.

Như vậy, thị trường xuất khẩu gạo trong nước bước đầu đã được sàng lọc. Việc thu hẹp đầu mối xuất khẩu gạo, hạn chế các trung gian thương mại không cần thiết, các doanh nghiệp không đủ năng lực nhảy vào tham gia thị trường khiến tình trạng ép giá nông dân, phá giá xuất khẩu giảm hẳn.

Hơn nữa, giá trị hạt gạo cũng được nâng lên. Từ đầu năm đến nay, giá gạo xuất khẩu của nước ta tăng gần 60%. Tác động của thị trường thế giới, cũng như sự cơ cấu lại của thị trường trong nước đang là cơ hội để gạo Việt Nam nâng cao thương hiệu.
 

Nhiều hoạt động tại Festival lúa gạo lần 2

TT - Ngày 24-10, tại Sóc Trăng, ban tổ chức Festival lúa gạo Việt Nam lần 2 cho biết Festival lúa gạo Việt Nam với chủ đề chính “Vinh danh hạt ngọc Việt - môi trường xanh cho cánh đồng vàng” sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 11-11 tại tỉnh Sóc Trăng. Festival lần này với chuỗi các hoạt động gồm sân khấu lễ hội, triển lãm, hội thảo khoa học. 
 
Trong đó có ba cuộc hội thảo lớn tập trung vào các chủ đề: Con đường phát triển lúa gạo chất lượng cao; Định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam - Gạo Việt Nam ai bán - ai mua?; Bãi Xàu (Ba Xuyên) - Sóc Trăng, từ cảng biển quốc tế đầu tiên nhìn đến tương lai phát triển.

Lễ khai mạc dự kiến diễn ra lúc 20g ngày 8-11 (VTV1 truyền hình trực tiếp) và bế mạc lúc 20g ngày 11-11.

Nguon tuoitre

Thái Lan lùi giao hàng do lụt lội nhưng giá gạo vẫn không đổi

28/10/2011

Các chuyến hàng gạo của Thái Lan tiếp tục bị trì hoãn do các nhà chức trách nước này hạn chế lưu thông trên sông khi mực nước dâng cao trên các sông tại nước này.

 

Người đứng đầu Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết các chuyến hàng bị trì hoãn trong vài tuần đến một tháng như họ sẽ không hủy bất cứ hợp đồng xuất khẩu nào. Giá gạo Thái tiếp tục duy trì ổn định ở mức cao, bất chấp tình hình lũ lụt nghiêm trọng và chương trình thu mua gạo của chính phủ.

Giá gạo Thái (FOB) duy trì mức chào bán không đổi từ 10/10 đến nay. Giá gạo Thái 5% chào bán ở mức 590 – 600 USD/tấn. Giá gạo được nâng đỡ nhờ chương trình thu mua gạo với giá cao hơn giá thị trường của chính phủ nhưng những nhà xuất khẩu Thái Lan không hưởng ứng chính sách này do họ phải cạnh tranh với nguồn gạo được chào bán giá rẻ hơn từ Việt Nam, Ấn Độ, sau khi nước này dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo hồi tháng 9. Giá gạo Ấn Độ chào bán ở mức giá thấp hơn so với gạo Thái khoảng 150 USD/tấn. Tuy nhiên, hoạt động giao gạo xuất khẩu của Ấn Độ cũng đang gặp trở ngại do chính các vấn đề logistics cảng của nước này.

Tính đến nay, chính phủ Thái đã thu mua khoảng 115 ngàn tấn lúa theo chương trình thu mua do hoạt động thu mua và vận chuyển chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Giá lúa nội địa Thái Lan hiện đang ở mức chỉ bằng một nửa so với mức giá mà chính phủ nước này mua từ nông dân. Bộ thương mại Thái Lan cho biết giá lúa nội địa tại Thái đang chào bán ở mức khoảng 282 – 318 USD/tấn. Trong khi đó, chính phủ Thái Lan cho phép nông dân được thế chấp gạo với lãi suất bằng 0 – nông dân phải bán lại lúa của họ cho chính phủ nếu không thể mua lại lượng gạo đã thế chấp, ở mức giá khoảng 487 USD/tấn theo tỷ giá hiện tại. Thực tế là giá lúa nội địa Thái Lan luôn duy trì ở mức thấp hơn giá thu mua của chính phủ, bất chấp tình hình lụt lội nhưng các nhà giao dịch Thái tin rằng sẽ không xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung gạo, mặc dù tại các khu vực đang lụt lội nặng có xảy ra các vấn đề về nguồn cung gạo bán lẻ cho những nhu cầu tiêu dùng khẩn cấp. Chi phí kho bãi và logistics cao cũng có thể ảnh hưởng đến giá gạo tại Thái Lan.

Hiện vẫn chưa có tính toán chính xác về lượng gạo bị mất do lụt lội và các ước tính biến động trong khoảng 5 – 7 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 3 – 5 tấn gạo.
Thứ nhất, cần phải nhìn vào sản lượng gạo dự đoán trước khi lũ lụt diễn ra. Niên vụ 2010 – 2011, Thái Lan sản xuất khoảng 32 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 21 triệu tấn gạo. Mục tiêu sản xuất gạo niên vụ 2011 – 2012 ở mức khoảng 37 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 25 triệu tấn gạo. Sản lượng gạo tăng chủ yếu là do dự đoán về diện tích trồng lúa tăng khoảng 330 ngàn ha, từ mức khoảng 10,667 triệu ha niên vụ 2010/11 lên 10,995 triệu ha niên vụ 2011/12. Năng suất cũng được dự đoán tăng trong niên vụ 2011/12, từ mức 2,88 tấn/ha của niên vụ trước lên 2,94 tấn/ha trong niên vụ này.

Lụt lôi đang ảnh hưởng trực tiếp đến vụ lúa chính của Thái Lan, được gieo từ các tháng hè và thu hoạch trong tháng 10-11. Sản lượng vụ lúa chính chiếm khoảng 70 – 75% tổng sản lượng gạo hàng năm của nước này, tương đương khoảng 27 triệu tấn lúa, hay 19 triệu tấn gạo, xét trong mức sản lượng dự đoán năm 2011. Lượng lúa gạo còn lại (25 – 30%) được sản xuất trong vụ lúa thứ hai, gieo vào tháng 1 – 2, thu hoạch trong tháng 5 – 7. Vụ lúa này tương đương khoảng 10 tấn lúa, hay 6 tấn gạo.

Một ước tính cho thấy khoảng 1,6 triệu ha diện tích trồng lúa bị thiệt hại hoàn toàn, với mức năng suất cao, khoảng 3 tấn/ha sẽ dẫn đến nước này mất khoảng 5 triệu tấn lúa. Tuy nhiên, vụ gạo chính tại Thái Lan thường có năng suất thấp hơn mức trung bình, trong khi năng suất vụ gạo thứ 2 lại cao hơn nhiều, nhưng lại được gieo trồng trên diện tích nhỏ hơn so với vụ chính. Một nhà giao dịch địa phương, dù không đưa ra con số chính xác, cho biết năng suất trung bình vụ chính thường chỉ bằng một nửa so với vụ thứ hai. Số liệu năm 1997/98 cho thấy năng suất vụ lúa chính ở mức 2,25 tấn/ha; trong khi đó, năng suất vụ lúa thứ 2 ở mức 4,31 tấn/ha, mặc dù chỉ được gieo trồng trên diện tích bằng 1/8 diện tích gieo trồng vụ chính. Năng suất trung bình niên vụ 1997/98 đạt 2,5 tấn/ha. Do đó, năng suất vụ lúa chính thấp hơn khoảng 0,25 tấn/ha, tương đương 10%, so với mức trung bình trên toàn quốc. Nhiều điều đã thay đổi so với năm 1997/98 nhưng lập luận này vẫn nguyên giá trị khi xét đến tình hình sản xuất thực tế tại Thái Lan cho thấy năng suất vụ chính của Thái Lan thấp hơn khoảng 10% so với mức trung bình toàn quốc. Hiện năng suất trung bình trên toàn Thái Lan ở mức khoảng 2,94 tấn/ha và với mức năng suất thấp hơn 10% trong vụ chính thì năng suất trung bình vụ lúa chính tại nước này đạt khoảng 2,65 tấn/ha. Cùng với diện tích ước tính thiệt hại hoàn toàn khoảng 1,6 triệu ha, Thái Lan có thể mất khoảng 4,24 triệu tấn lúa, tương đương 2,7 triệu tấn gạo.
Ngay cả khi xét đến ước tính thiệt hại cao nhất, khoảng 7 triệu tấn lúa, tương đương 5 tấn gạo, lượng gạo thiệt hại này chỉ tương đương vơi sản lượng gạo vụ cũ dự trữ của Thái Lan, và tương đương khoảng 25% sản lượng gạo vụ chính ước tính trước lũ và 20% tổng sản lượng gạo hàng năm ước tính trước lũ.

Theo gappingworld

Thị trường gạo thiết lập mặt bằng giá mới

28/10/2011
Nhìn lại diễn biến thị trường gạo thế giới trong thời gian qua, các nhà quan sát cho rằng thị trường đã thiết lập mặt bằng giá mới. Và câu hỏi đặt ra là triển vọng nào cho giao thương gạo từ Mỹ, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Nam Mỹ

 

Trong những tháng gần đây, giá gạo liên tục leo lên mức cao hơn và hiện ổn định ở mặt bằng giá mới. Đối với phân khúc gạo chất lượng cao, giá gạo được chào bán ở ngưỡng giá khoảng 615 USD/tấn từ Thái Lan, 565 USD/tấn từ Việt Nam, 470 USD/tấn từ Ấn Độ, 455 USD/tấn từ Pakistan, 550 USD/tấn từ Nam Mỹ và khoảng 625 USD/tấn từ Mỹ.

Vụ thu hoạch mới tại Mỹ, đang trong giai đoạn cuối thu hoạch, giảm 20 – 30% sản lượng so với năm 2010 nhưng đang phải đối mặt với tình trạng giảm nhập khẩu tại các thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Mỹ. Tại các thị trường này, giá vẫn giảm, chủ yếu bởi vẫn còn một lượng gạo Mỹ dồi dào từ vụ cũ, vốn rẻ hơn rất nhiều so với giá gạo chào bán từ nông dân Mỹ trong vụ mới. Hầu hết giao dịch xuất khẩu gạo của Mỹ trong những tháng gần đây đều từ kho dự trữ gạo vụ cũ. Giá tại các thị trường xuất khẩu truyền thống của Mỹ còn chịu tác động của nguồn gạo giá rẻ hơn từ Nam Mỹ trong những tháng gần đây. Tuy vậy, giá tại các thị trường này sẽ phải tăng, phản ánh giá chào bán trên thị trường thế giới của nông dân Mỹ tăng. Câu hỏi lớn hiện nay cho các nhà xuất khẩu Mỹ là đến khi nào gạo vụ cũ sẽ được tiêu thụ hết trên các thị trường giao dịch truyền thống? Có thể các nhà xuất khẩu nước này sẽ phải đợi đến hết quý 1/2012, điều này cũng phụ thuộc vào diễn biến giá mà các nhà sản xuất Nam Mỹ chào bán và đến nay, giá vẫn chưa tăng mạnh.

Năm 2011 là một năm khó khăn với ngành gạo Thái Lan và tình trạng này có vẻ sẽ không được khắc phục sớm. Đầu tiên, chính phủ nước này ráo riết thúc đẩy thực hiện chương trình thu mua lúa với giá cao hơn giá thị trường, ở mức khoảng 486 USD/tấn với tỷ giá quy đổi hiện nay. Dự đoán giá sẽ tăng, các nhà giao dịch tại Thái Lan bắt đầu tích trữ gạo vụ cũ. Tổng lượng gạo tích trữ đã lên đến 5 triệu tấn. Hiện câu hỏi đặt ra cho Thái Lan là đến khi nào chính phủ Thái bắt đầu bán lượng gạo dự trữ hiện tại? Đến nay, chính phủ Thái vẫn tập trung duy trì tình trạng khô ráo nhất có thể khi lũ lụt lịch sử hoành hành tại nước này. Một khi nước lũ rút trong vòng 1 – 2 tháng, ảnh hưởng rõ rệt của thiên tại đến vụ lúa gạo nước này sẽ trở nên rõ rệt và mối bận tâm chính của chính phủ Thái sẽ chuyển sang vấn đề họ sẽ làm gì với lượng gạo vụ mới đang ngày càng tăng lên nhanh chóng. Chính phủ Thái có thể sẽ đợi đến quý 1/2012 để xem liệu giá gạo thế giới có tăng lên mức 700 – 800 USD/tấn hay không. Chính phủ Thái Lan có thể bắt đầu tung gạo dự trữ bán trên thị trường sớm hơn nếu giá đột ngột tăng. Nếu giá không tăng và xuất khẩu gạo thơm bắt đầu phải hứng chịu hậu quả, chính phủ Thái sẽ bắt đầu xem xét những áp lực từ ngành gạo để chuyển dự trữ gạo công cho các nhà xuất khẩu ở mức giá hỗ trợ, bên cạnh đó, chính phủ Thái sẽ phải quyết liệt tìm kiếm các hợp đồng chính phủ.

Trong khi đó, Việt Nam đang nỗ lực giữ giá thấp hơn giá gạo chào từ Thái Lan và sẽ là người hưởng lợi chính, mặc dù Ấn Độ cũng đang giành thị phần khi giá gạo Thái tăng cao. Doanh số xuất khẩu gạo của Việt Nam đang giảm trong những tuần gần đây. Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ xem xét diễn biến trong những tuần tới và nếu giá gạo Thái không tăng, Việt Nam cũng sẽ ráo riết tìm người mua trên thị trường hơn lúc này, đồng thời sớm nhận ra rằng đối thủ trên thị trường không còn là Thái Lan, mà là Ấn Độ. Tại Việt Nam diễn ra một mối quan hệ ngược giữa giá và kim ngạch xuất khẩu – khi Việt Nam đẩy giá lên cao thì lập tức xuất khẩu sẽ chậm lại. Các nhà chức trách Việt Nam ý thức rất rõ điều này khi hạ mục tiêu xuất khẩu gạo và điều này cũng thay đổi quan điểm của họ về khả năng theo đuổi tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu trong những tháng tới.

Các nhà xuất khẩu Ấn Độ ngày một tiến gần đến mốc hạn ngạch xuất khẩu 2 triệu tấn vào cuối năm và có thể sẽ giao toàn bộ lượng gạo này đến tháng 3 – 4/2012. Câu hỏi dành cho Ấn Độ là cách mà các nhà chức trách Ấn Độ nhìn nhận thị trường trong vài tháng tới khi xuất khẩu chạm ngưỡng 2 triệu tấn. Liệu các nhà chức trách Ấn Độ có cho phép xuất khẩu thêm khoảng 2 – 3 triệu tấn nữa? Quyết định của chính phủ Ấn Độ có thể dựa trên diễn biến thời tiết tại nước này, tiến độ vụ gieo trồng mới, giá gạo và lúa mỳ trên thị trường thế giới.

Trong khi đó, diễn biến giá gạo từ Nam Mỹ sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc thời tiết ảnh hưởng đến vụ mùa hiện nay ra sao và thái độ của chính phủ Brazil đối với chính sách hỗ trợ xuất khẩu PEP. Diễn biến mùa vụ tại Brazil sẽ dẫn dắt biến động giá gạo tại Nam Mỹ và cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến gạo tại Mỹ.
Mức giá gạo hiện tại trên thị trường thế giới không hề rẻ và sẽ thu hút hoạt động sản xuất gạo gia tăng trên toàn cầu, ngay cả ở những nước không có truyền thống xuất khẩu gạo như Nga. Đồng thời, mức giá hiện tại cũng sẽ thúc đẩy một số nhà sản xuất tại châu Á tham gia vào thị trường gạo thế giới, một khi giá tiếp tục tăng lên hoặc giữ ở mức hiện tại.

Theo gappingworld

Gạo Việt chiếm lĩnh Hong Kong

TT - Gạo Việt Nam đang chuyển mình từ cấp thấp để lên gạo cấp cao sánh ngang với gạo Thái Lan. Nhiều doanh nghiệp chuyển sang xuất khẩu những loại gạo có thương hiệu để tăng giá trị xuất khẩu. Dù vẫn còn khoảng cách về chất lượng so với gạo Thái nhưng nhiều doanh nghiệp VN đang chứng minh với giá cả hợp lý, gạo VN hoàn toàn có thể cạnh tranh được gạo của Thái Lan.

 

Ấn tượng gạo thơm

Hong Kong (Trung Quốc) là thị trường tiêu thụ chủ yếu gạo thơm cao cấp (gạo jasmine). Những năm trước đây, thị trường này là lãnh địa riêng của gạo Thái Lan. Nhưng trong hai năm trở lại đây, gạo VN đã dần thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này.

Theo ông Phạm Văn Bảy - phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VFA), tốc độ xuất khẩu gạo thơm của VN vào Hong Kong tăng rất mạnh. Trong chín tháng đầu năm 2011, xuất khẩu gạo của VN vào Hong Kong đạt 110.000 tấn, trong đó có 72.000 tấn gạo thơm. Các doanh nhân người Thái thừa nhận họ đã mất thị trường gạo Hong Kong vào tay VN. Hiện Hong Kong (chưa tính Trung Quốc lục địa) đã vươn lên là thị trường xuất khẩu gạo đứng thứ 11 của VN về giá trị.

Để thắng gạo Thái Lan tại thị trường này, gạo Việt dựa vào hai yếu tố là chất lượng và giá cả. Trong những năm gần đây, bên cạnh các loại lúa cao sản truyền thống, người dân và các doanh nghiệp trong nước đã tích cực đầu tư vùng trồng các loại lúa thơm chất lượng cao để xuất khẩu. “So với gạo Thái, gạo thơm VN chất lượng thấp hơn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của người mua. Hơn nữa, giá gạo VN khá cạnh tranh với gạo Thái nên khách hàng đã dần chuyển sang mua gạo VN” - ông Bảy giải thích.

Cụ thể, hiện gạo thơm của Thái Lan đang chào bán với giá trên 1.000 USD/tấn, trong khi gạo cùng loại của VN chỉ bán với giá trên 700 USD/tấn. Ông Bảy cho biết thêm hiện chất lượng gạo của VN đang thu hẹp dần so với gạo Thái, cộng thêm việc các công ty tích cực làm công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường nên thời gian sắp tới giá gạo VN sẽ giảm dần mức chênh lệch so với gạo Thái Lan.

Theo VFA, ngoài việc chiếm lĩnh được thị trường Hong Kong, gạo thơm của VN cũng đang tiến sâu vào Trung Quốc đại lục với tốc độ xuất khẩu tăng lên rất nhanh, bên cạnh đó là Singapore và các thị trường khó tính khác.

Ông Phạm Quang Diệu, giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường Agromonitor, cho biết đang có sự dịch chuyển trong xuất khẩu gạo của VN theo hướng xuất khẩu gạo cấp cao nhiều hơn. Trong đó, tỉ trọng gạo thơm xuất khẩu tăng đều những năm qua. Nếu như năm 2008 gạo thơm chỉ chiếm 2,2% tổng lượng gạo xuất khẩu, thì con số này trong hai năm 2009 và 2010 tương ứng là 4,16% và 4,5%.

Đa dạng hóa chủng loại

Xu hướng đa dạng hóa chủng loại gạo xuất khẩu thể hiện rõ ràng trong những năm qua. Ngoài gạo xô phân theo cấp độ tấm (gạo 5%, 15% và 25% tấm), các doanh nghiệp đã tích cực sản xuất và xuất khẩu các loại gạo đặc thù khác như gạo thơm, gạo đồ...

Theo VFA, trong chín tháng đầu năm nay xuất khẩu gạo cấp thấp chỉ đạt 847.000 tấn, giảm trên 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, xuất khẩu gạo loại trung bình lại tăng tới 193%, xuất khẩu gạo thơm và gạo đồ tăng tương ứng 115% và 57%.

Thị trường xuất khẩu gạo châu Á hiện có sự phân cấp khá rõ nét, trong đó VN cùng Thái Lan được xếp vào các nước bán giá cao trong khi Ấn Độ và Pakistan bán giá thấp hơn. Cụ thể, hiện nay gạo 5% tấm của Thái Lan ở mức 595 USD/tấn và của VN là 575 USD/tấn, trong khi gạo cùng loại của Ấn Độ và Pakistan có giá tương ứng là 475 USD/tấn và 485 USD/tấn.
Chính vì nguyên nhân giá cả mà Ấn Độ đang có lợi thế rất lớn để chiếm lĩnh thị trường châu Phi với nhu cầu gạo cấp thấp, giá rẻ. “Ngoài chất lượng gạo của Ấn Độ không bằng VN thì lợi thế của họ chính là ở gần châu Phi hơn nên chi phí vận chuyển giảm rất nhiều so với giá gạo VN”, ông Bảy nói.

Nếu như một số doanh nghiệp đang phải giảm dần việc bán gạo cấp thấp sang châu Phi do cạnh tranh quyết liệt từ phía gạo Ấn Độ và Pakistan, thì một số doanh nghiệp khác lại đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này nhờ lựa chọn một phân khúc khác biệt. Bên cạnh nhiều quốc gia nhập khẩu gạo cấp thấp giá rẻ, một lượng gạo cấp cao khá lớn cũng được các nước châu Phi nhập khẩu để phục vụ tầng lớp giàu có.

Theo ông Trần Ngọc Trung - tổng giám đốc Công ty cổ phần Vinh Phát (TP.HCM), trong số những thị trường nhập khẩu gạo của VN những tháng đầu năm nay, Nigeria là thị trường nhập khẩu nhiều nhất. Hiện nay Vinh Phát là nhà xuất khẩu gạo đồ lớn nhất của VN khi xuất khẩu trên 48.000 tấn trong số hơn 50.000 tấn gạo đồ của VN từ đầu năm đến nay.
Giá gạo xuất khẩu sẽ tăng

Tại Hội nghị thương mại gạo quốc tế tổ chức ở TP.HCM ngày 20-10, nhiều chuyên gia và các doanh nhân kinh doanh gạo thế giới nhận định giá gạo thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do thời tiết bất lợi và sự thay đổi trong chính sách của các nước xuất khẩu.

Ông Jeremy Zwinger, giám đốc tổ chức The rice trader - đơn vị tổ chức hội nghị, cho biết thị trường gạo đang chịu tác động của rất nhiều yếu tố làm tăng giá trong thời gian tới. Tình hình lũ lụt ở châu Á ảnh hưởng nặng nề đến sản lượng lương thực, trong đó Thái Lan tổn thất đến 3 triệu tấn gạo trong khi chính phủ nước này tăng giá mua lúa trong nước sẽ đẩy giá gạo xuất khẩu lên cao.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng cho biết mục tiêu của VN thời gian sắp tới là tiếp tục sắp xếp lại sản xuất lúa gạo trong nước theo hướng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, xây dựng thương hiệu gạo hạt dài của VN nhằm tăng khả năng cạnh tranh của gạo VN trên thị trường cũng như tăng giá trị xuất khẩu.

Theo Tuổi trẻ online

Giá gạo thế giới có thể lên trung bình 700 USD/tấn vào đầu 2012

Các chuyên gia nhận định chưa bao giờ thế giới lại phải đối mặt với nhiều bất ổn về an ninh lương thực như hiện nay. Tại hội nghị thương mại gạo thế giới năm 2011 tổ chức tại TPHCM từ ngày 19 - 21/10, các chuyên gia lúa gạo nhận định mưa bão, lũ lụt đang gây ra sự thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng ở nhiều quốc gia châu Á, đồng thời làm tăng nhu cầu nhập khẩu gạo dự trữ của các nước không có khả năng sản xuất. 

 

Trong vòng vài tháng trở lại đây, mọi thông tin xấu tạo nên áp lực tăng giá gạo trên thị trường thế giới đều tập trung vào quốc gia chi phối tới 30% sản lượng gạo toàn cầu là Thái Lan.

Chính sách hỗ trợ tăng giá thu mua lúa thường lên 15.000 baht/tấn hôm 7/10, ngay lập tức đã đưa giá gạo 5% tấm của nước này tăng lên 614-630 USD/tấn. Mặc dù chưa đạt đến con số kỳ vọng 800 USD/tấn như nhiều dự báo đưa ra trước đó, nhưng sự tăng giá gạo của Thái Lan đã kéo mặt bằng giá gạo thế giới tăng ít nhất 100 USD/tấn.

Tình hình lũ lụt tại Thái Lan cũng gây ra thiệt hại lớn đến sản lượng lúa vụ chính đang thu hoạch cũng khiến cho giá gạo thế giới chao đảo.

Gần đây, Chính phủ Ấn Độ - nước sản xuất gạo lớn thứ 2 thế giới - cho phép các doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu 3 triệu tấn gạo non-Basmati. Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng, hiện nay, sự tham gia vào thị trường gạo thế giới của Ấn Độ sẽ khó chặn được đà tăng giá gạo.

Ông Jeremy Zwinger, Chủ tịch Hãng tư vấn, mua bán về lương thực, lúa gạo của Mỹ Rice Trader - đơn vị tổ chức Hội nghị - nhận định, Ấn Độ là một nhân tố quan trọng sau ba năm quay trở lại tham gia thị trường xuất khẩu gạo, nhưng sự tăng giá trên thị trường gần đây chủ yếu còn đến từ yếu tố tâm lý chứ không hoàn toàn do biến động cung cầu. Hơn nữa, hiện nay sự hạn chế về hậu cần cảng biển của Ấn Độ cũng không cho phép nước này có thể xuất ồ ạt trong khoảng thời gian ngắn ra thị trường 3 triệu tấn gạo như kế hoạch.

“Thái Lan với Chính phủ mới, đặt ra những mục tiêu và chính sách mới. Còn Ấn Độ cũng không cớ gì phải bán gạo giá thấp giữa lúc mặt bằng giá thế giới cao. Tôi nghĩ rằng giá gạo sẽ tăng lên 700 USD/tấn vào đầu năm 2012," ông Jeremy Zwinger phân tích.

Theo SGTT

14/10/11

Mối lo khi gạo tăng giá

Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) khuyến cáo, các doanh nghiệp phải rất cẩn trọng khi ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo thời gian tới. Giá gạo xuất khẩu đang tăng cao, sau khi chương trình thu mua gạo giá cao của Chính phủ Thái Lan chính thức triển khai từ ngày 7/10. Mặc dù vậy, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khuyến cáo, các doanh nghiệp phải rất cẩn trọng khi ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo thời gian tới.


Giá gạo của Thái Lan đã chính thức tăng từ ngày 7/10. Theo đó, gạo thường được bán với giá 15.000 baht/tấn, tương ứng giá gạo xuất khẩu 750 - 800 USD/tấn. Sự biến động giá gạo trên thị trường Thái Lan là cơ hội để Việt Nam tăng bạn hàng, đồng thời nâng cao giá trị gạo xuất khẩu. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam vươn lên dẫn đầu thị trường gạo thế giới vào năm 2012, bởi khách hàng không dễ chấp nhận mua gạo Thái Lan với giá cao.

Theo nhận định của VFA, chương trình mua gạo giá cao của Chính phủ Thái Lan sẽ khiến giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm tăng mạnh. Tất nhiên, giá gạo không thể tăng vọt từ mức gần 600 USD/tấn hiện nay lên 800 USD/tấn. Tuy nhiên, việc lúa gạo tăng giá từng ngày cũng khiến các cơ quan quản lý thị trường gạo trong nước và cơ quan điều hành xuất khẩu gạo đối mặt nhiều mối lo.

Trước hết, giá gạo xuất khẩu tăng khi mùa mưa lũ bắt đầu, khiến nguy cơ sốt gạo ở thị trường trong nước có thể xảy ra. Hiện gạo nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long được bán với giá 9.500 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg so với tháng 9. Giá gạo tại Hà Nội, TP.HCM cũng nhích nhẹ trong vòng hơn 1 tuần qua.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng lúa năm nay vẫn đạt 41,5 triệu tấn, đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch VFA cũng xác nhận, hiện lượng gạo dự trữ của các doanh nghiệp còn khoảng 1,5 triệu tấn, cộng với vụ thứ ba sắp bước vào thu hoạch, Việt Nam hoàn toàn có thể đảm bảo nhu cầu thị trường trong nước và đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu thời gian tới. Trường hợp xảy ra sốt giá gạo là do tâm lý, tin đồn, chứ không phải do thiếu nguồn cung. Nếu xảy ra sốt giá gạo, VFA sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên bán gạo để bình ổn với giá thấp hơn 15% so với thị trường.

Với đà tăng giá lúa gạo hiện nay, VFA khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu nếu có hợp đồng, song doanh nghiệp chỉ nên ký hợp đồng nếu trong tay có đủ 100% chân hàng. Thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều doanh nghiệp vội ký hợp đồng xuất khẩu sớm với giá thấp, khi phải giao hàng đã phải mua gạo giá cao để thực hiện hợp đồng, dẫn đến thua lỗ, hoặc phải hủy hợp đồng. “Chỉ tính riêng trong quý III và đầu tháng 10 này, một số hợp đồng với số lượng lên tới 400.000 tấn gạo đã bị hủy”, ông Bảy nói.

Bên cạnh nguy cơ vỡ hợp đồng vì giá nguyên liệu tăng, VFA cũng cảnh báo khả năng thua lỗ nếu ký hợp đồng sớm, vì gạo vẫn có khả năng rớt giá. Bởi nếu giá gạo Thái Lan vượt quá sức chịu đựng của thế giới, giao dịch đóng băng, rất có thể Thái Lan phải hạ giá để bán được hàng.

Lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Bắc cũng dự báo: “Giá gạo thế giới thời gian tới có thể tăng mạnh, một phần do tác động của thị trường Thái Lan, một phần do lũ lụt, mất mùa xảy ra ở nhiều nước. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, nhu cầu của thế giới khó có thể tăng mạnh. Hai khách hàng lớn nhất của Việt Nam là Indonesia và Philippines hiện vẫn chưa có động thái mới. Cụ thể, Indonesia có thể nhập thêm gạo Việt Nam, nhưng dự kiến phải từ tháng 2/2012. Khi đó, Thái Lan cũng đã kết thúc chương trình mua gạo giá cao. Philippines có thể mua gạo Việt Nam vào cuối năm nay, nhưng số lượng không lớn”.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, nhiều nước nhập khẩu gạo của Thái Lan trước đây đang chuyển hướng sang tìm đối tác ở Việt Nam do giá rẻ, chất lượng tốt. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp Thái Lan đã sang Việt Nam để tìm hiểu môi trường đầu tư, nhằm thiết lập cơ sở chế biến, thu mua gạo ở Việt Nam để xuất khẩu sang các nước khác. Điều này buộc các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo trong nước phải nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thực tế, từ ngày 1/10, khi Nghị định 109/2010/NĐ-CP (về kinh doanh xuất khẩu gạo) có hiệu lực, cả nước đã có 125 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo, hơn 150 doanh nghiệp còn lại không được tham gia.

Như vậy, thị trường xuất khẩu gạo trong nước bước đầu đã được sàng lọc. Việc thu hẹp đầu mối xuất khẩu gạo, hạn chế các trung gian thương mại không cần thiết, các doanh nghiệp không đủ năng lực nhảy vào tham gia thị trường khiến tình trạng ép giá nông dân, phá giá xuất khẩu giảm hẳn.

Hơn nữa, giá trị hạt gạo cũng được nâng lên. Từ đầu năm đến nay, giá gạo xuất khẩu của nước ta tăng gần 60%. Tác động của thị trường thế giới, cũng như sự cơ cấu lại của thị trường trong nước đang là cơ hội để gạo Việt Nam nâng cao thương hiệu.
 

Giá lúa ở Việt Nam cũng tăng theo

Giá lúa thường trong nước hiện dưới 7.000 đồng/kg, dự báo sẽ tăng lên 8.000 – 9.000 đồng/kg, tùy loại vào tháng tới. Từ ngày 7-10 tới, Chính phủ Thái Lan sẽ áp dụng chương trình hỗ trợ giá bán lúa cho nông dân với mức giá 15.000 baht/tấn lúa thường, lúa thơm 20.000 baht/tấn. Với mức trợ giá này, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan sẽ tăng lên 800 USD/tấn và sẽ kéo giá lúa gạo của các nước xuất khẩu tăng theo đáng kể.

Tăng giá thu mua lúa


Giá lúa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong tuần qua bắt đầu tăng khá cao so với hồi giữa tháng 9. Lúa khô loại thường thu mua tại kho hiện từ 6.650 - 6.750 đồng/kg, lúa hạt dài từ 6.800 - 6.900 đồng/kg, mức tăng bình quân 150 đồng/kg). Giá gạo nguyên liệu cũng tăng tương ứng, từ 8.850 - 9.050 đồng/kg. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang tăng cường thu mua để dự trữ cũng như phục vụ xuất khẩu.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết giá lúa gạo trong nước tăng là do đang rơi vào thời điểm cuối vụ hè thu không còn nhiều lúa gạo, cũng như tình hình lũ lụt đang đe dọa. Một nguyên nhân khác là Việt Nam cũng vừa ký hợp đồng xuất khẩu gạo sang Indonesia, với số lượng 400.000 tấn. Số lượng này cũng đã được chia cho các doanh nghiệp trong nước chuẩn bị nguồn hàng để giao hàng trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, VFA còn cho biết việc tăng giá lúa gạo thu mua trong nước những ngày qua còn do các tác động từ tình hình tăng giá gạo xuất khẩu trên thế giới. Theo đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng từ 30 - 50 USD/tấn (gạo 5% tấm 560 USD/tấn, gạo 15% tấm 540 USD/tấn). Tình hình lũ lụt ở Ấn Độ, Bangladesh và bão ở Philippines góp phần tác động đến giá gạo xuất khẩu thế giới tăng.

Cơ hội lớn cho Việt Nam

VFA cho biết giá thu mua lúa gạo sẽ còn tăng và tăng mạnh vào tháng 10 tới, phần lớn do tác động từ thay đổi chính sách của Thái Lan. Từ ngày 7-10, Chính phủ Thái Lan sẽ hỗ trợ giá bán lúa thông qua thu mua lúa của nông dân với giá cao 15.000 baht/tấn lúa thường và 20.000 baht/tấn lúa thơm để bán lại cho doanh nghiệp xuất khẩu của họ.

Hiện nay, Indonesia đang cho đấu thầu nhập khẩu thêm 100.000 tấn gạo. Việc tăng giá thu mua lúa và tăng giá xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ là cơ hội cho Việt Nam tiếp tục trúng thầu xuất khẩu gạo sang Indonesia và các nước vì có mức giá hợp lý hơn.

Đặc biệt, đối với nông dân, tác động từ Thái Lan sẽ khiến giá lúa thường trong nước từ dưới 7.000 đồng/kg, tăng lên ít nhất 8.000 - 9.000 đồng/kg, tùy loại vào tháng tới. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước cho rằng đây đang là cơ hội lớn cho sản xuất lúa và xuất khẩu gạo của Việt Nam, mở ra hướng cạnh tranh với gạo Thái trên thị trường thế giới. Ông Cao Minh Lãm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang, nhận định giá lúa gạo trong nước tăng cao sẽ kích thích nông dân mở rộng sản xuất. Lúc này nguồn cung sẽ dồi dào, xuất khẩu sẽ rộng mở hơn.

Cần có biện pháp hài hòa

Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, việc tăng giá lúa gạo sẽ giúp nông dân hưởng lợi nhưng sẽ khiến người tiêu dùng trong nước phải mua gạo với giá cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chi tiêu. Do vậy, Nhà nước cần có biện pháp bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các thành phần.

Theo đề xuất của VFA, Nhà nước có thể giải quyết bằng cách điều tiết thuế xuất khẩu gạo. Lúc này, doanh nghiệp phải tính toán cân đối giá thu mua trong nước không quá cao (do có thuế xuất khẩu), người tiêu dùng sẽ mua gạo với mức giá hợp lý và Nhà nước cũng có thêm nguồn thu.

Một vấn đề khác là do thay đổi chính sách tăng giá từ trong nước, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Thái Lan đã có kế hoạch tìm kiếm nguồn gạo từ các nước, với mức giá phù hợp, trong đó có Việt Nam và Campuchia. Trong nhiều tháng qua, doanh nghiệp Thái Lan cũng đã khảo sát tình hình tại Việt Nam và Campuchia để mở văn phòng, hợp tác liên doanh, liên kết hoặc đầu tư 100% vốn nước ngoài. Thời gian qua, một số doanh nghiệp Thái Lan cũng đã mua gạo thơm Jasmine của Việt Nam để đóng gói mang thương hiệu của họ, cho xuất bán thử sang Trung Quốc và có mức lãi đáng kể. Trước thông tin này, ông Phạm Văn Bảy cho rằng đây là vấn đề mà Nhà nước cũng như doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng tính toán biện pháp để đối phó.

Nguon xaluan

Giá lúa đang sốt từng ngày

Chính sách nâng giá mua lúa gạo của Thái Lan đã áp dụng từ 7.10. Gạo Việt Nam mở ra cơ hội tăng giá, thu hút bạn hàng và nâng cao giá trị xuất khẩu.
 
 

Hiện, giá mua lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đang “nóng” từng ngày. Giá bán lúa vào chiều ngày 12.10 tại một số tỉnh miệt Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, dao động từ 7.300-7.500 đồng/kg (tăng hơn 500 đồng/kg so với tháng trước). Trong khi gạo trắng 20% tấm bán ra với giá 13.500 đồng/kg (tăng 1.000-1.200 đồng/kg).

Điều đáng nói là, lúa dần cạn bồ vì các doanh nghiệp tư nhân mua trữ quá mạnh. Và các hàng xáo hoạt động ì xèo, tung phương tiện lấn sâu vùng nông thôn để mua lúa về giao lại cho các nhà máy lớn. Ông Trần Nhân - hàng xáo ở huyện Phước Long (Bạc Liêu), cho biết: Gần tuần nay, cả gia đình 7 người dồn sức, thuê thêm ghe đi mua lúa trong các tuyến kênh nhỏ. Nhưng từ hôm 11.10, lúa bắt đầu ít đi vì quá nhiều người mua. Trong khi đó, các công ty lương thực lại khá “lặng lẽ” trong việc mua vào. Đơn giản, vì hầu hết các kho đều đầy ắp lúa, gạo.

Theo nhận định của ông Lâm Định Quốc - Giám đốc Công ty Lương thực Sóc Trăng: Giá lúa, gạo tăng do xuất khẩu được mùa. Cùng lúc, lũ tràn về Đồng Tháp, An Giang gây thiệt hại sản xuất vụ thu đông, làm tăng nhu cầu tiêu thụ, kéo sức mua bật mạnh. Đồng thời, động thái tăng giá từ Thái Lan cũng kéo theo giá lúa gạo của Việt Nam cũng biến động.

Việc giá lúa lên cao khiến nông dân các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… rất phấn khởi. Với giá bán như hiện nay, nông dân lời khoảng 80% - cao hơn rất nhiều so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là đảm bảo cho nông dân trồng lúa lợi nhuận tối thiểu 30%.

Ông Nguyễn Hồng Việt - ở thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, vừa thu hoạch xong 1ha lúa cho biết: “Năm nay thời tiết không thuận lợi cộng với nước lũ ở thượng nguồn để về làm ngập lúa nên năng suất giảm. Tuy nhiên đổi lại giá lúa cao ngất ngưởng nên nông thu lại lợi nhuận khá lớn”.
Với năng suất khoảng 4,5 tấn/ha, chỉ tính riêng vụ này gia đình ông Việt lời hơn gần 20 triệu đồng, cao hơn cả vụ lúa hè thu.

Theo Dân Việt

Lũ lụt tại VN đẩy giá gạo lên cao tại Mỹ

Giá gạo giao dịch tại Mỹ vừa lên mức cao nhất 2 tuần. Một trong những nguyên nhân đẩy giá lên là do giới thương nhân lo lắng về nguồn cung suy giảm do lũ lụt, đặc biệt là từ Việt Nam và Thái Lan.

Thu hoạch lúa hè thu tại ĐBSCL

Ngày 12-10, giá gạo giao tháng 11 tại Chicago (Mỹ) tăng lên mức 16,47 USD/100 pound, tương đương hơn 45 kg. Từ đầu năm đến nay, giá gạo tại đây tăng khoảng 14%.

Hãng thông tấn Bloomberg đưa tin, giới chuyên gia dự báo, với tình trạng sụt giảm không chỉ ở Mỹ, mà còn từ các nước châu Á do lũ lụt, khả năng giá gạo sẽ còn lên cao đến mức 19 USD/100 pound vào tháng 2-2012. Đây có thể là mức cao nhất kể từ hồi tháng 4-2008.

Lũ lụt hiện đã làm ngập gần 27.800 ha lúa tại Việt Nam. Còn tại Thái Lan, khoảng 5 triệu tấn gạo cũng bị phá hủy vì lũ.

Theo Đinh Hằng (FBNC)

9/10/11

Lũ lụt lưu vực sông Mekong khiến giá gạo tăng?

Theo các chuyên gia thì mưa lớn trên khắp bán đảo Đông Đương và nước lớn ở thượng nguồn là nguyên nhân gây lũ lụt ở hạ nguồn sông Mekong.

  

Lũ lụt lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Giáo sư Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng Đại học Tân Tạo tỉnh Long An, giải thích một trong những nguyên nhân chính gây ra lũ lớn năm nay là mưa lớn bất thường ở Thái Lan và Lào. Lượng nước khổng lổ đó xuôi về hạ lưu gây ra lũ ở Việt Nam.

Theo nhật báo tiếng Anh “Vientiane Times”, hồi cuối tháng 9, một đập nước trên một chi lưu của sông Mekong ở Lào đã phải xả nước ra ngoài khi mực nước trong đập đã dâng quá cao.

Lũ lụt đã gây hại cho 7 tỉnh là An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Tiền Giang và Vĩnh Long. Đây là các tỉnh trồng lúa chính của Đồng bằng sông Cửu Long, vốn là vựa lúa sản xuất hơn một nửa sản lượng gạo của cả nước.

Nước thượng nguồn sông Tiền và sông Hậu đã bắt đầu dâng lên từ đầu tháng 9, sớm hơn và cao hơn so với mùa lũ hàng năm. Điều bất thường là lũ năm nay lên nhanh, trong khi năm ngoái cả Đồng bằng sông Cửu Long hầu như không có lũ và phải đối phó với tình trạng hạn hán, nước biển xâm nhập vào nội đồng.

Theo số liệu của Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc (OCHA), đến ngày 3/10, lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long đã làm chết chết 11 người và nhấn chìm trên 20.000 căn nhà. Khoảng 5.000 ha lúa đã bị mất trắng, trong khi nước lũ đang đe dọa gần 100.000 ha nữa.

Tổ chức nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF và các tổ chức phi chính phủ khác đang tiến hành đánh giá nhanh tình hình thiệt hại ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những kết quả ban đầu cho thấy các tỉnh ảnh hưởng đang cần trợ giúp về y tế và vệ sinh.

Đại diện của Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ khác sẽ tham vấn Chính phủ Việt Nam để quyết định trong một vài ngày tới là liệu có yêu cầu OCHA trợ giúp tài chính hay không. Về phần mình, OCHA cho biết đến nay, chính phủ Việt Nam vẫn chưa yêu cầu cộng đồng quốc tế giúp đỡ.

Giá gạo sẽ tăng?

Ngoài Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia đang chống chọi với tình trạng lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều năm qua.

Theo các chuyên gia dự báo thời tiết, tình trạng lũ lụt do mưa lớn ở các nước này là tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua, Lũ lụt đã tàn phá nhiều vùng trồng lúa rộng lớn ở khu vực được coi là vựa thóc của Châu Á và thế giới và đe dọa sẽ đẩy giá gạo tăng cao.

Nếu tính cả bốn nước nói trên, đã có đến 1,5 triệu ha lúa đã bị thiệt hại hoặc có nguy cơ bị nước lũ nhấn chìm.

Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, 237 người đã chết trong mưa lũ và khoảng 1/10 diện tích canh tác lúa đã bị hư hại. Chính phủ Hoàng gia Thái Lan đã điều quân đội, cảnh sát đến giúp đỡ các vùng bị lũ lụt, trong khi Hội Chữ Thập đỏ Thái Lan đang chuyển hàng cứu trợ đến các gia đình bị ảnh hưởng.

Theo ông Ngin Chhay - một quan chức cấp cao của Bộ Nông nghiệp Campuchia, nước ông có tới 160 người bị chết và hơn 330.000 ha lúa đã bị ngập, trong đó 100.000 ha mất trắng.

Ông Chhay nói nhiều khả năng sản lượng gạo năm nay của Campuchia, vốn ước tính đạt khoảng ba triệu tấn, sẽ sụt giảm rất nhiều.

Hiện tại có đến 14 trong tổng số 24 tỉnh của Cambodia đã bị nước lũ ảnh hưởng, nặng nhất là các tỉnh Prey Veng, Kandal, Kampong Cham và Kampong Thom.

Tại tỉnh Kampong Thom, 44.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa. Các chuyên gia dự đoán mực nước đang lên nhanh của sông Mekong sẽ tràn đến thủ đô Phnom Penh trong những ngày tới.

Lào cũng bị ảnh hưởng của bão lũ với 23 người chết và 60.000 ha lúa bị hư hại cho đến nay, theo truyền thông nhà nước của nước này.

Trong một thông cáo báo chí, bà Margareta Wahlstrom - đứng đầu cơ quan giảm nhẹ thiên tai của Liên Hợp Quốc - cho biết: “Cả khu vực sẽ phải đối mặt với giá lương thực tăng cao, khi mùa màng đã bị lũ lụt tàn phá. Thiệt hại trong năm nay là rất nghiêm trọng và phải mất một thời gian người dân bị ảnh hưởng mới có thể trở lại cuộc sống bình thường”.

Các chuyên gia dự đoán cơn bão nhiệt đới Nalgae đổ bộ vào Việt Nam ngày 5/10 sẽ gây thêm mưa to và lũ lụt trên khắp khu vực.

Theo BBC

Lũ lụt ở Châu Á đe dọa an ninh lương thực

Hàng trăm nghìn hec-ta hoa màu ở Châu Á đã bị tàn phá nặng nề bởi những trận lũ lụt lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người nông dân nghèo và có thể khiến cho giá lương thực trên thế giới gia tăng.

Những thiệt hại do lũ lụt đã gia tăng gánh nặng cuộc sống lên đôi vai của những người nông dân nghèo mưu sinh nơi đồng ruộng. (ABC)

Việt Nam: lũ lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Trong những ngày đầu tháng 10/2011, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất ở phía Nam Việt Nam, nơi sản xuất ra một nửa sản lượng gạo của nước này, đã bị nhấn chìm bởi nước lũ.

Theo các quan chức Việt Nam, đã có 11 người thiệt mạng, 27.000 ngôi nhà bị tàn phá và gần 6.000 hec-ta hoa màu bị mất trắng.

Đồng Tháp và An Giang, nơi tiếp giáp biên giới Campuchia, là hai tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tin từ Thông tấn xã Việt Nam cho biết, chỉ tính riêng tỉnh Đồng Tháp, mức thiệt hại đã lên đến 2,7 tỉ đô-la.

Tại An Giang, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ được huy động để bảo vệ đê bao chống lũ và giúp người dân di tản đến nơi an toàn.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Tân Tạo, tỉnh Long An, cho biết mưa lớn bất thường ở Thái Lan và Lào trong thời gian gần đây là nguyên nhân chính gây nên lũ lớn ở Việt Nam vì lượng nước khổng lồ đó sẽ xuôi về hạ lưu sông Mekong và đổ vào Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp, nhận định mặc dù nước lũ đã bắt đầu giảm xuống nhưng vẫn dâng lên ở mức 3-5 cm/ngày.

Bên cạnh đó, theo ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, việc mở rộng hệ thống đê bao lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng khiến cho vấn đề thêm trầm trọng bởi mặc dù các con đê có chức năng giữ nước ở một số nơi nhưng lại gây ra lũ lụt ở những nơi khác.

Tình cảnh chung của Châu Á

Không chỉ riêng Việt Nam, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Nông nghiệp Campuchia cho biết hơn 160 người dân nước này đã thiệt mạng vì lũ và khoảng 330.000 hec-ta trồng lúa bị nhấn chìm, trong đó hơn 100.000 hec-ta bị phá hủy hoàn toàn. Ước tính, Campuchia bị mất khoảng 3 triệu tấn gạo vì lũ lụt.

Lào, một trong những quốc gia nghèo nhất Châu Á, cũng không nằm ngoài vùng lũ. Những cơn bão nhiệt đới trong tháng 6/2011 đã khiến ít nhất 23 người chết và gây thiệt hại cho hơn 60.000 hec-ta trồng trọt. Vào cuối tháng 9 vừa qua, nhiều vụ mùa của Lào bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi một con đập ở một nhánh sông Mekong xả nước gây ngập lụt.

Tại Thái Lan, có 244 người thiệt mạng vì lũ và khoảng một triệu hec-ta trồng lúa, chiếm 10% tổng diện tích đất canh tác của quốc gia này, bị tàn phá.

Tại Pakistan, rất nhiều diện tích đất canh tác đã chìm trong biển nước, gây thiệt hại khoảng 2 tỉ đô-la.

Giá gạo sẽ tăng?

Theo nhận định của các chuyên gia, khoảng 1,5 triệu hec-ta trồng lúa ở Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào bị tàn phá hoặc ảnh hưởng nặng nề bởi những trận lũ lụt khủng khiếp nhất xảy ra tại Châu Á trong thời gian gần đây.

Một lần nữa, gánh nặng cuộc sống lại đổ lên vai những người nông dân nghèo mưu sinh nơi đồng ruộng.

Anh Nou Nem, một nông dân 30 tuổi người Campuchia, đứng trong vùng nước lũ ngập tới thắt lưng ở ruộng lúa của gia đình anh tại Pea Reang, phía Đông thủ đô Phnom Penh.

Anh nói với phóng viên hãng tin AFP: “Lũ lụt đã tàn phá tất cả, tôi lo rằng gia đình mình sẽ không có đủ gạo để ăn trong năm nay và sang năm”.

Những thiệt hại do lũ lụt gây ra tại Thái Lan - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cùng với kế hoạch mới của chính phủ nước này trong việc tăng giá gạo nhằm đem lại lợi ích cho người nông dân đã làm dấy lên mối lo ngại về giá gạo trong thời gian tới.

Ông Vương Hữu Tiến, Chi cục phó Chi cục Thủy lợi, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh An Giang, thừa nhận rằng trên thực tế, việc canh tác nông nghiệp năm 2011 của Việt Nam, nước xuất khẩu gạo thứ hai sau Thái Lan, chịu ảnh hưởng của thời tiết nhiều hơn so với dự đoán của các chuyên gia.

Bà Margareta Wahlstrom, người đứng đầu bộ phận giảm thiểu thiệt hại thiên tai của Liên Hợp Quốc, cho biết Châu Á hiện đang phải đối mặt với việc gia tăng giá lương thực vì mùa màng đến vụ thu hoạch bị tàn phá, gây thiệt hại rất nặng nề cho các quốc gia trong khu vực. Bên cạnh đó, người dân nơi đây cũng cần có thời gian để ổn định cuộc sống thường nhật như trước đây. 
 

6/10/11

Gạo Việt gặp thời

TT - Việc Thái Lan tăng giá mua lúa từ ngày 7-10, đồng thời Indonesia và Philippines đều phải nhập khẩu nhiều gạo khiến hạt gạo Việt Nam được giá. Nhiều khách hàng và doanh nhân của Thái Lan đã sang Việt Nam xúc tiến đầu tư nhà máy chế biến gạo để làm ăn lâu dài.

Nông dân Đồng Tháp Mười thu hoạch lúa hè thu 2011- Ảnh: HOÀNG THẠCH VÂN

Giá gạo xuất khẩu của VN đang trong xu hướng tăng mạnh, nhiều chuyên gia nhận định giá gạo sẽ tăng nữa do Thái Lan tăng giá mua lúa nội địa từ ngày 7-10. VN sẽ hưởng lợi vì nhiều khả năng khách hàng sẽ chuyển từ mua gạo Thái Lan sang mua gạo VN.

Trong khi đó, Cục Trồng trọt khẳng định sản lượng lúa năm nay sẽ tăng hơn 1 triệu tấn so với năm 2010, do vậy sẽ có đủ nguồn cung để giữ ổn định thị trường trong nước.

Chuyển từ Thái sang VN

Theo nhiều công ty lương thực, khách hàng trước đây của Thái Lan đã bắt đầu chuyển hướng tìm nguồn cung khác khi nước này tăng giá gạo. Trong đó VN sẽ là điểm thu hút đối tác nước ngoài vì nguồn cung gạo chất lượng cao tương tự Thái Lan trong khi giá thấp hơn. Thậm chí theo ông Phạm Văn Bảy - phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VFA), hơn một tháng qua nhiều doanh nhân Thái Lan cũng đã đến VN tìm nguồn cung cấp gạo. Ngoài tìm nguồn hàng xuất khẩu trước mắt, các doanh nhân này còn xúc tiến lập công ty, đầu tư nhà máy gạo tại VN để xuất khẩu lâu dài.

6 triệu tấn

Đó là lượng gạo xuất khẩu tính đến hết tháng 9-2011 với kim ngạch 2,816 tỉ USD, tăng 9,13% về lượng và 23,71% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu bình quân tăng 56,5 USD/tấn.
Các chuyên gia dự báo giá lúa gạo sẽ còn tăng trong thời gian tới do cung cầu thế giới vẫn ổn định, trong khi Thái Lan đang chuẩn bị tăng giá mua lúa gạo trong nước. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, các yếu tố cung cầu gạo thế giới đều tăng khá nhanh trong niên vụ 2010-2011. Dù lượng gạo sản xuất trên toàn cầu đạt 451,2 triệu tấn, tăng 11,1 triệu tấn so với niên vụ trước nhưng lượng tiêu thụ cũng tăng tới 10,5 triệu tấn. Trong đó lượng gạo thương mại tăng từ 31,6 triệu tấn trong niên vụ trước lên 32,7 triệu tấn trong niên vụ này.

Yếu tố quan trọng nhất chi phối giá cả thị trường gạo thế giới trong thời gian tới, theo các chuyên gia, là việc Thái Lan công bố tăng giá mua lúa nội địa kể từ ngày 7-10. Khi đó, giá lúa mới của Thái sẽ là 15.000 baht/tấn lúa thường, tương ứng giá gạo trắng xuất khẩu của Thái Lan sẽ ở mức 750-800 USD/tấn. Mức giá này rất cao và dù thị trường có chấp nhận mức giá xuất khẩu mới của Thái Lan hay không thì giá gạo thế giới sẽ lên một mặt bằng mới. Bởi ngay cả khi thị trường không chấp nhận giá của Thái Lan thì nước này sẽ phải tạm ngưng xuất khẩu gạo, làm nguồn cung khan hiếm và giá sẽ tăng lên.

Bên cạnh đó, Indonesia đang nổi lên như một thị trường nhập khẩu gạo lớn (hiện nước này đã ký hợp đồng nhập từ VN 1,75 triệu tấn gạo) làm giá thị trường được củng cố. Đồng thời “Philippines sẽ sớm phải mua gạo trở lại do ảnh hưởng nặng nề bởi lụt bão và lượng hàng tồn kho đang giảm, VN sẽ là lựa chọn số 1 của nước này” - ông Phạm Văn Bảy cho biết.

Với thực tế diễn biến như vậy nên nhiều chuyên gia nhận định thị trường gạo chia làm hai phân khúc là gạo cấp thấp, giá rẻ với nguồn cung từ Ấn Độ và gạo cao cấp, giá cao được cung cấp từ Thái Lan và VN. Do giá gạo Thái Lan tăng quá nhanh nên VN hưởng lợi trong phân khúc gạo này, do đó giá gạo xuất khẩu và giá lúa trong nước của VN vẫn sẽ tiếp tục ở mức cao cho đến tháng 6-2012.

Theo đánh giá của VFA, giá mua lúa bình quân trong chín tháng đầu năm nay đạt 6.114 đồng/kg (lúa khô đủ tiêu chuẩn xuất khẩu), trong khi giá thành sản xuất lúa vụ đông xuân là 2.800-3.200 đồng/kg, giá thành sản xuất lúa vụ hè thu là 3.760 đồng/kg.

Diễn biến giá gạo (loại 5% tấm) xuất khẩu thời gian qua Ảnh: H.T.VÂN - Đồ họa: N.KHANH

Ổn định giá gạo trong nước

Trước thông tin giá gạo thế giới có khả năng tăng mạnh và thiên tai tác động tiêu cực đến mùa màng trong nước làm giảm nguồn cung gạo, ông Nguyễn Trí Ngọc - cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) - khẳng định nguồn cung lương thực trong nước vẫn ổn định và khả năng đạt khoảng 41 triệu tấn lúa trong năm 2011, tăng hơn 1 triệu tấn so với năm 2010. Do đó, ngoài lượng gạo đảm bảo tiêu dùng trong nước, lượng gạo hàng hóa để xuất khẩu vẫn đạt 7 triệu tấn như kế hoạch. Ông Ngọc giải thích vụ thu đông năm nay ở ĐBSCL có trên 600.000ha lúa nên thiệt hại 5.000ha do lũ thời gian qua ảnh hưởng không đáng kể đến sản lượng lúa vụ này. Ngoài ra theo Cục Trồng trọt, năm nay lũ lớn mang một lượng phù sa dồi dào bồi đắp cho ĐBSCL và theo thông lệ, sau mỗi vụ lũ lớn sẽ là một vụ lúa đông xuân bội thu. Nhiều khả năng đầu năm 2012 người dân trồng lúa lại được mùa, được giá.

Ông Phạm Văn Bảy cũng khẳng định một trong những nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo những tháng cuối năm là bình ổn thị trường gạo trong nước. Bởi giá xuất khẩu gạo tăng kéo theo giá lúa tăng sẽ có lợi cho nông dân, nhưng nếu giá quá cao sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Theo ông Phạm Văn Bảy, ngoài lượng tồn kho để gối đầu quý 1-2012 ở mức 0,8-1 triệu tấn trong các kho của doanh nghiệp lương thực, các đơn vị đã đăng ký tham gia bình ổn đều phải tạm trữ sẵn lượng hàng cần thiết để đưa hàng ra thị trường nếu nhu cầu tăng. Trường hợp giá gạo trong nước tăng cao đột biến, các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo ở từng địa phương đều phải tung hàng ra cung ứng với giá thấp hơn giá thị trường 15%. Ngoài các điểm bán hiện có, các doanh nghiệp sẽ mở thêm điểm phân phối lương thực mới khi cần thiết. “Theo chúng tôi đánh giá, điểm nhạy cảm về thông tin sốt gạo nhất là TP.HCM đã có hai công ty tham gia bình ổn là Công ty Lương thực TP.HCM và Công ty Vinh Phát. Nhưng khi cần thì các công ty khác từ Long An, Tiền Giang... cũng sẵn sàng đưa hàng lên thành phố” - ông Bảy nhấn mạnh.

TRẦN MẠNH


125 doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu gạo

Theo VFA, tính đến ngày 4-10 Bộ Công thương đã cấp chứng nhận cho 125 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia xuất khẩu gạo theo quy định của nghị định 109, chưa kể bốn doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Như vậy, mục tiêu giảm số đầu mối xuất khẩu gạo xuống còn 70-80 doanh nghiệp mà VFA dự kiến ban đầu đã không thành hiện thực. Hiện quá trình xem xét hồ sơ và cấp phép xuất khẩu vẫn được Bộ Công thương tiến hành.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...