Xuân Giáp Ngọ 2014, Đại lý gạo Miền Tây BÌNH MINH kính chúc toàn thể gia đình các Quý khách hàng lời chúc: SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG. GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - AN KHANG - THỊNH VƯỢNG

25/9/11

Ấn Độ sẽ làm nguội lạnh thị trường gạo thế giới

25/09/2011

Xuất khẩu gạo từ Ấn Độ sẽ chiếm 11% tổng mậu dịch gạo toàn cầu năm nay, vượt qua Mỹ và Pakistan để trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới. Giá gạo, đã vượt qua mức tăng của giá ngô, lúa mì và đậu tương trong 1 năm qua, có thể giảm trong thời gian tới khi Ấn Độ tái xuất khẩu gạo non-basmati sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ, làm tăng nguồn cung cấp toàn cầu giữa lúc khách hàng Indonesia giảm nhập khẩu. 
 

Theo ông Abah Ofon, chuyên gia phân tích của Standard Chartered, việc Ấn Độxuất khẩu sẽ giúp giá gạo trên thị trường kỳ hạn Chicago ở Mỹ giảm xuống bình quân 16 USD/100 lb vào quý cuối năm nay, so với bình quân gần 17 USD/lb từ đầu quý 3 tới nay.

Trong khi đó theo chuyên gia cao cấp của Cơ quan mua sắm hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog), giá gạo sẽ hạ vì Ấn Độsẽ khiến cho thị phần gạo Thái Lan ở châu Phi giảm sút.

Ngân hàng Thế giới kỳ vọng, giá gạo rẻ hơn sẽ cải thiện cuộc sống cho hơn 1,1 tỷ người dân trên thế giới có mức sống dưới 1 USD/ngày. Lạm phát giá thực phẩm giảm sẽ làm giảm sức ép tăng lãi suất ởcác ngân hàng trung ương.

Trong năm nay, giá gạo đã tăng 26%, chủ yếu bởi chương trình thế chấp gạo của Thái Lan – mua lúa gạo của nông dân cao hơn giá thị trường.

Trong vòng 1 năm qua, giá gạo tăng 42%, vượt qua mức tăng của giá ngô, đậu tương, trong khi giá lúa mì sụt giảm. Hôm nay 21/9, giá gạo đang giao dịch quanh 17,2 USD/lb và từng đạt 18,54 USD/lb hôm 12/9 vừa qua – cao nhất 3 năm.

Về kế hoạch xuất khẩu của Ấn Độ,theo thông báo từ chính phủ nước này, lệnh cấm xuất khẩu gạo non-basmati đối với các công ty tư nhân từ tháng 4/2008 đã được dỡ bỏ hôm 8/9 vừa qua. Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Ấn Độ kỳ vọng sẽ bán ra nước ngoài 4 triệu tấn gạo trong tài khóa 2012 (1/4/2011 – 31/3/2012). Bộ Nông nghiệp Mỹ thì dự báo, xuất khẩu gạo từ ẤnĐộ sẽ chiếm 11% tổng mậu dịch gạo toàn cầu năm nay, vượt qua Mỹ và Pakistan đểtrở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới sau Thái Lan và Việt Nam.

Với Indonesia, theo công ty xuất nhập khẩu Olam International Ltd., dự kiến năm nay sẽ chỉ nhập khẩu 1,2 triệu tấn gạo, ít hơn 1 triệu tấn so với dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Con số 1,2 triệu tấn bao gồm cả hợp đồng mua 400.000 tấn gạo của Việt Nam giao hàng cáchđây hơn 1 tuần. Indonesia là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới trong những năm gần đây.




Theo TTVN/Bloomberg

Lúa gạo giảm giá trái với dự báo

19/09/2011
 
Trong khi các chuyên gia dự báo giá lúa gạo châu Á sẽ tiếp tục tăng, có thể đạt mức giá cao nhất trong 3 năm trở lại đây, nhưng tuần này giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCLvẫn tiếp tục giảm mạnh, đây là tuần thứ 2 liên tiếp kể từ đầu tháng 9 đến nay giá lúa đi xuống.
 

Lúa chất lượng cao, thấp cùng rớt giá

Nếu như những ngày đầu tuần ở tuần thứ 2 của tháng 9, giá lúa hạt dài (OM 5451, OM 4218, OM 4900, Jasmines) tại các tỉnh ĐBSCL có bước tăng giá ngoạn mục thì hiện giá lúa gạo chất lượng cao và thấp đồng loạt rớt giá.

Bà con nông dân các tỉnh ĐBSCL như Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh cho biết, hiện giá lúa cấp thấp IR 50404 (lúa tươi) được thương lái mua chỉ còn 5.200-5.300 đồng/kg, giảm 100-200 đồng/kg so với ngày 8/9; lúa khô cũng giảm 150 đồng/kg xuống mức giá 6.400-6.500 đồng/kg (giá thương lái trực tiếp thu mua trong dân). Dù giảm giá, nhưng sức tiêu thụ loại lúa IR 50404 vẫn rất yếu.

Đối với lúa hạt dài, sau khi đạt đến mức giá kỷ lục 7.600 đồng/kg đối với giống lúa chất lượng cao Jasmines (khô), hiện cũng giảm 200-300 đồng/kg (tùy nơi). Cụ thể, lúa OM 4218,OM 5451, OM 4900 hiện được thương lái mua chỉ còn 5.700-5.800 đồng/kg; lúa thơm nhẹ OM 4900 còn 5.800-5.900 đồng/kg, giảm 100-200 đồng/kg (lúa tươi).

Lúa khô cũng giảm 200-300 đồng/kg, xuống mức giá 7.000-7.400 đồng/kg (tùy giống). Mặc dù giảm giá nhưng so với lúa chất lượng thấp (IR 50404), sức tiêu thụ vẫn còn khá sôi động.

Không chỉ giá lúa giảm, giá gạo tại chợ nông sản Phú Cường, xã Phú Cường huyện Cai Lậy, Tiền Giang và chợ đầu mối Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang cũng giảm 100-150 đồng/kg.

Các doanh nghiệp kinh doanh tại chợ đầu mối Bà Đắc cho biết, giá gạo nguyên liệu chế biến gạo 5% tấm được thương lái giao cho các nhà máy lau bóng gạo chế biến xuất khẩu chỉ còn 8.850-8.900 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg. Nếu so với mức giá ở tuần đầu tháng 9, hiện giá gạo nguyên liệu chế biến gạo 5% tấm đã giảm 300-400 đồng/kg; gạo nguyên liệu chế biến gạo 25% tấm giảm 100-150 đồng/kg xuống mức giá 8.700-8.750 đồng/kg.

Gạo thành phẩm loại 5% tấm được các doanh nghiệp kinh doanh gạo tại chợ đầu mối Bà Đắc giao cho bạn hàng tại kho doanh nghiệp chỉ còn 10.700-10.800 đồng/kg; gạo 15% tấm 10.350 - 10.400 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; gạo 25% tấm khoảng 9.850 - 9.900 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg.

Giảm giá, tại sao?

Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, trong 8 ngày đầu tháng 9/2011 Việt Nam đã xuất khẩu được trên 127.500 tấn gạo, trị giá 63,3 triệu đô la. Như vậy từ ngày 1/1-8/9, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 5,5 triệu tấn, trị giá gần 2,6 tỉ đô la Mỹ.

Theo nhận định của các chuyên gia ngành lúa gạo Việt Nam, thị trường lúa gạo châu Á, trong đó có Việt Nam sẽ có bước tăng giá mạnh, lên mức giá cao nhất trong 3 năm nay. Thế nhưng, 2 tuần trở lại đây giá lúa gạo nội địa vẫn liên tiếp giảm mạnh.

Trao đổi với người viết về nguyên nhân giá lúa gạo nội địa giảm mạnh, đại diện doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo Hoàng Thuận, Cai Lậy, Tiền Giang cho biết: “Trong tháng 8, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, có tiềm lực lớn về kinh tế đã tranh thủ thu gom hàng trữ vào kho, chờ chính sách mua lúa trong dân với giá 15.000 baht/tấn (tương đương 500 đô la/tấn) của Thái Lan sẽ đẩy mặt bằng giá gạo thế giới tăng cao và họ tranh thủ bán chốt lời”.

Còn hiện tại các doanh nghiệp xuất khẩu ngưng gom hàng trích trữ, chỉ còn các doanh nghiệp mua bán nội địa thu gom khối lượng nhỏ. Cầu giảm, giá lúa gạo nội địa xuống là điều hiển nhiên rồi, doanh nghiệp này cho hay.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thì khẳng định: “Giá lúa, gạo nội địa giảm mạnh là do Việt Nam không ký được hợp đồng xuất khẩu mới”.

Ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, giá lúa gạo trong nước tăng cao thời gian qua là do tin đồn, các doanh nghiệp hội viên VFA nhận được tin nhắn với nội dung Việt Nam trúng nhiều hợp đồng xuất khẩu mới nên tranh thủ gom hàng xuất khẩu làm giá tăng cao. Hiện thông tin này được làm sáng tỏ nên giá lúa quay về với giá thực.

Tuy nhiên, khi người viết đem vấn đề ông Biên nêu trao đổi với doanh nghiệp kinh doanh gạo nội địa Cửu Long tại chợ đầu mối Bà Đắc, huyện Cái Bè, thì doanh nghiệp này cho biết: “Các doanh nghiệp hội viên VFA mà không nắm được thông tin VFA có ký được hợp đồng xuất khẩu mới hay không là điều quả thật khó hiểu. Nếu nói các doanh nghiệp này thu gom hàng làm giá lúa, gạo tăng vì nhận được tin nhắn Việt Nam trúng hợp đồng mới chẳng khác nào nói các doanh nghiệp hội viên VFA là một đứa trẻ, chẳng biết gì”.

Theo doanh nghiệp này, giá lúa giảm mạnh do các doanh nghiệp xuất khẩu “bội tín”, chấp nhận bồi thường hợp đồng xuất khẩu cho đối tác khiến một số nước quay lưng với gạo Việt Nam. Điều này chỉ làm người nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh nội địa chịu thiệt vì không chủ động được thông tin về giá lúa gạo giảm do ảnh hưởng từ việc hủy hợp đồng”.

Theo TBKTSG

Nhập thêm hàng chục nghìn tấn thóc, gạo dự trữ quốc gia

Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 8, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hải Hưng nhập 8.449 tấn gạo; Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh đã nhập kho hoàn thành 8.000 tấn gạo...

 

Tiếp tục triển khai mua thóc theo phương thức mua trực tiếp, tăng nguồn lực dự trữ nhà nước tại đơn vị là 22.000 tấn gạo đông xuân Nam Bộ 15% tấm và 12.000 tấn thóc vụ đông xuân năm 2011; Cục Dự trữ Nhà nước khu vực nam Tây Nguyên nhập hoàn thành 3.000 tấn gạo, nâng tổng số lượng gạo nhập năm 2011 lên 7.000 tấn, thóc 1.000 tấn.

Cũng trong thời gian qua, Cục Dự trữ đã xuất kho 1.300 tấn gạo đông xuân năm 2011 hỗ trợ tỉnh Nghệ An để cứu đói cho dân khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 2.

Theo Lao Động

Triển lãm và Hội thảo quốc tế Gạo Dubai 2011



19/09/2011
 
(ĐCSVN) - Dự kiến có khoảng 160 đơn vị đến từ 60 quốc gia tham dự Triển lãm và Hội thảo quốc tế về Gạo - Rice International Conference & Exhibition (RICE) – Dubai 2011 diễn ra từ ngày 3 đến 5/11/20011 tại Dubai. Đây là sự kiện quan trọng lần đầu tiên được tổ chức tại Dubai và khu vực Trung Đông nhằm thúc đẩy thương mại gạo giữa khu vực Trung Đông, Bắc Phi và các nước xuất khẩu gạo. 

Triển lãm và Hội thảo quốc tế Gạo Dubai 2011 là một trong những sự kiện thương mại ý nghĩa lần đầu tiên được tổ chức tại Dubai (Ảnh: xuatkhaugao.net)

Triển lãm là một trong những sự kiện thương mại ý nghĩa vì nó diễn ra trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với khủng hoảng lương thực và nạn đói tại một số nơi.

UAE hiện là thị trường tái xuất gạo lớn nhất thế giới, chiếm 93% kim ngạch gạo tái xuất của thế giới năm 2009. UAE đã đẩy mạnh tái xuất khẩu gạo từ năm 2005. Năm 2006 tái xuất khẩu 112 triệu USD; năm 2007 là 189 triệu USD và năm 2009 là 519 triệu USD. Tổng tái xuất khẩu gạo của thế giới năm 2009 là 607.000 tấn, trị giá 555 triệu USD. Trong số tái xuất khẩu gạo của UAE năm 2009 trị giá 519 triệu USD, 75% là gạo của Ấn Độ, 21% của Thái Lan và 6% của Thái lan. Với đầy đủ các điều kiện thuận lợi như vị trí địa lý trung tâm, cơ sở hạ tầng vận tải, kho bãi hiện đại, môi trường kinh doanh cởi mở, hệ thống tài chính vững mạnh, là bàn đạp để mặt hàng gạo thâm nhập các nước Trung Đông, Bắc Phi, Nga, khu vực nam Châu Phi.

Theo số liệu của Bộ Ngoại thương UAE, kim ngạch thương mại gạo của UAE năm 2010 đạt 1,86 tỷ USD, Việt Nam đứng vị trí thứ 7 trong số các nước xuất khẩu gạo sang UAE, kim ngạch đạt 1,8 triệu USD. Các nước xuất khẩu gạo lớn sang UAE gồm có Ấn Độ, Pakistan, Thailand, Mỹ, Ai Cập, Sri lanka. Năm 2009, Việt Nam giữ vị trí thứ 6, xuất khẩu gạo sang UAE đạt 2,45 triệu USD, năm 2008 đạt 5,5 triệu USD. Theo số liệu của Tổng Cục hải quan Việt Nam, năm 2010, Việt Nam xuất khẩu 5900 tấn gạo sang UAE, đạt 2,7 triệu USD. Trong 3 năm qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang UAE sụt giảm, chủ yếu do Việt Nam tập trung vào các thị trường khác, đồng thời, hoạt động marketing cũng chưa được xúc tiến mạnh mẽ.

Theo thông tin từ Ban tổ chức Triển lãm, dự kiến có khoảng 160 đơn vị đến từ 60 quốc gia đăng ký tham gia triển lãm, thu hút khoảng 10.000 khách đến thăm và làm việc. Tham dự triển lãm, các doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp cận với các nhà đầu tư tiềm năng của khu vực Trung Đông có quan tâm đến đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và chế biến lúa gạo. Các đơn vị tham gia gian hàng gồm các doanh nghiệp sản xuất lúa gạo, doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, các doanh nghiệp kinh doanh gạo thương hiệu, thương nhân gạo, đơn vị đóng gói gạo, doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm thực phẩm sản xuất từ gạo, các doanh nghiệp sản xuất máy chế biến gạo, thiết bị bảo quản lưu trữ gạo, các tổ chức xúc tiến gạo, báo chí, tổ chức chính phủ.

Khách đến làm việc tại triển lãm gồm: thương nhân bán buôn, bán lẻ, đơn vị phân phối, trung gian, đại lý hoa hồng, các tổ chức xuất/nhập khẩu của chính phủ các nước, các cơ quan thu mua của chính phủ, tập đoàn khách sạn, nhà hàng, tổ hợp du lịch bất động sản, hệ thống siêu thị, cửa hàng, các tổ chức từ thiện, các tổ chức quốc tế liên quan đến lương thực, các tổ chức xúc tiến gạo, báo chí, các hãng vận tải, cung ứng hàng không,…

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, để vận động các doanh nghiệp Việt Nam tham dự triển lãm, trao đổi về các cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang UAE, Trung Đông và Bắc Phi, cũng như các cơ hội thu hút đầu tư từ khu vực Trung Đông vào lĩnh vực sản xuất lúa gạo tại Việt Nam, đại diện

Ban Tổ chức Triển lãm ông Faisal Ali Mousa, Chủ tịch Công ty Ideal Events Management, và ông Dony Cyril, Giám đốc dự án đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 7 đến 9/9. Tại đây, đoàn đã có các buổi làm việc với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, lãnh đạo tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, và một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam./.

Theo Chinh phu.vn

17/9/11

Việt Nam-Thái Lan chia sẻ thông tin về thóc gạo

Ngày 16/9, các quan chức và chuyên viên Việt Nam cùng với giới chức Thái Lan đã họp tại Chiengmei để chia sẻ những thông tin mới nhất về tình hình sản xuất, xuất khẩu thóc gạo ở mỗi nước cũng như giá cả lương thực trên thị trường quốc tế.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Đình Huệ/TTXVN)

Hai bên cũng thảo luận về triển vọng đưa vấn đề hợp tác trong lĩnh vực lúa gạo vào nội dung chương trình hợp tác chung hướng tới xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.

Tại cuộc họp, các đại diện của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VinaFood) và Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã ký bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác trao đổi thông tin trong lĩnh vực liên quan.

Cuộc gặp gỡ hàng năm giữa hai bên diễn ra khi chính phủ mới ở Thái Lan dự kiến áp dụng trở lại chính sách thu mua thóc gạo của nông dân trong nước với giá cao.

Thái Lan và Việt Nam là hai nhà xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, hiện kiểm soát khoảng 50% tổng lượng gạo buôn bán trên thị trường quốc tế.

Thái Lan đặt kế hoạch xuất khẩu khoảng trên 10 triệu tấn gạo trong năm nay, song con số này có thể sẽ giảm xuống còn 8 triệu tấn vào năm 2012 do tác động của chính sách mới./.


(TTXVN/Vietnam+)

2/9/11

Năm 2011 xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể đạt 7,5 đến 8 triệu tấn

1. Năm 2011 xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể đạt 7,5 đến 8 triệu tấn 
 
VINANET - Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan có thể xuất khẩu từ 7,5 triệu đến 8 triệu tấn gạo năm nay sau một dự đoán tăng sản lượng gạo hàng năm. Hiệp hội Lương thực Việt nam chính thức đưa ra dự báo xuất khẩu dựa vào ước tính của Bộ Nông nghiệp rằng sản lượng lúa có thể tăng thành 41,6 triệu tấn, Thời báo Kinh tế Việt Nam cho biết, cao hơn dự báo mức kỷ lục của chính phủ ở 41.02 triệu tấn.

Reuters

2. Thái lan bán 300.000 tấn gạo cho Indonesia

(VINANET) – Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã ký hợp đồng bán 300.000 tấn gạo 15% tấm cho cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia theo một hợp đồng liên chính phủ. Chủ tịch Tổ chức Lưu kho Quốc gia (PWO), Anukul Tamprasit, cho biết “Chúng tôi đã ký một hợp đồng và tôi nghĩ rằng Bộ Thwong mại sẽ sớm công bố mọi chi tiết liên quan”.

Reuters
 
 

Nguy cơ bùng nổ lạm phát ở châu Á khi chính phủ mới của Thái Lan tăng giá gạo

(VINANET) - Bà Yingluck Shinawatra trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan. Trong quá trình vận động tranh cử, bà cam kết sẽ nâng thu nhập cho người nông dân bằng cách tăng giá lúa gạo. Các quốc gia khác thuộc châu Á có thể sẽ phải mất nhiều tiền hơn cho loại lương thực thiết yếu này. Bà Yingluck cam kết chính phủ mới sẽ mua lúa của dân với giá 15.000 baht (502 USD)/tấn trong vụ thu hoạch tháng 11 tới, cao hơn nhiều so với mức 9.900 baht trên thị trường hiện nay.

Vì Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nên điều đó có thể khiến giá gạo tăng trên toàn khu vực – nơi chiếm tới 87% tiêu thụ lúa gạo toàn cầu.

Nhà kinh tế Chua Hak Bin của ngân hàng Mỹ Merrill Lynch nhận định: “Giá gạo tăng sẽ làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát ở châu Á, đúng lúc hầu hết các bài phát biểu đều tán dương rằng lạm phát đã lên tới đỉnh điểm và sắp kết thúc, trở lại vòng kiểm sót của các ngân hàng trung ương”. “Ngay cả khi nhiều vấn đề toàn cầu ổn định trở lại, lạm phát vẫn có thể quay trở lại mạnh mẽ”.

Sự thúc đẩy tiêu dùng mạnh mẽ ở Thái Lan có nguy cơ làm phát tạp thêm các chính sách tiền tệ trên toàn châu Á, bởi chi phí lương thực cao sẽ tạo thêm áp lực tăng tỷ lệ lãi suất, khi mà kinh tế khu vực đang tăng trưởng chậm lại.

Hàn Quốc, Malaysia và cả Philippine mấy tuần qua đã giữ nguyên tỷ lệ lãi suất tiền vay, trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan hồi tháng 7 đều tăng tỷ lệ lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Theo Rabobank Groep NV, thực phẩm chiếm trên 30% trong rổ hàng hoá cơ sở tính tính chỉ số lạm phát (CPI) ở châu Á. Tỷ trọng của lúa gạo trong CPI trong khu vực Đông Nam Á rất khác nhau: 9,4% ở Philippines, 4,7% ở Indonesia và 2,9% ở Thái Lan, theo Bank of America.

Từ củ hành, quả ớt

Sở thích tiêu dùng đối với một số thực phẩm ở châu Á - từ thịt lợn ở Trung Quốc tới củ hành ở Ấn Độ và quả ớt ở Indonesia – đã khiến một số ngân hàng trung ương trong khu vực đang phải vật lộn với những thách thức do chi phí thực phẩm tăng cao. Ở những quốc gia giàu có hơn, thói quen ăn uốn đa dạng hơn và sức mua cao hơn khiến họ bớt nhạy cảm với việc giá thực phẩm tăng.

Lạm phát tại ít nhất 10 nền kinh tế châu Á đã tăng vượt mức trung bình 10 năm qua và phá vỡ giới hạn mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách. DBS Group Holdings Ltd. cho biết các ngân hàng trung ương châu Á đã tăng tỷ lệ lãi suất tới 44 lần kể từ tháng 3/2010 để kiềm chế lạm phát, và sự thiếu chắc chắn trên toàn cầu có thể khiến lạm phát tiếp tục cao trong một hoặc vài tháng nữa. David Carbon, nhà kinh tế trưởng nghiên cứu về tiền tệ của hãng DBS ở Singapore dự báo “Châu Á cso thể sẽ phải thắt chặt tiền tệ hơn nữa vào tháng 10”.

(T.H - Bloomberg)

Dập tắt tin đồn, tránh xảy ra đột biến giá lương thực

Tại buổi họp báo về tình hình xuất khẩu gạo những tháng cuối năm 2011 do Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức chiều qua (24/8/2011), Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên khẳng định: Chính sách điều hành xuất khẩu gạo sẽ không để xảy ra đột biến giá.
 

CôngThương - Tính đến ngày 23/8, Việt Nam đã xuất khẩu được 4.982 ngàn tấn gạo, đạt giá trị 2,361 tỷ USD, tăng 11,14% về lượng và tăng 22,26% về giá so với cùng kỳ. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết: Nếu không có đột biến về sâu bệnh và thời tiết, lượng gạo hàng hóa dành cho xuất khẩu cả năm 2011 khoảng 8 triệu tấn, chưa kể lượng tồn kho 800 ngàn tấn của năm 2010 chuyển sang, sẽ đủ để cân đối nhu cầu xuất khẩu những tháng cuối năm 2011 và gối vụ đầu năm 2012.

Theo ông Phong, việc điều hành xuất khẩu gạo linh hoạt nên kết quả của 8 tháng đầu năm rất tốt, tăng về lượng, về giá trị và đặc biệt đã tiêu thụ được hết lúa gạo nông dân làm ra với giá rất cao. Nhất là vụ hè thu năm nay, sản lượng thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết ngay đến đó, khác hẳn so với các năm trước. Giá thu mua luôn cao kể từ đầu vụ và đến thời điểm này, giá lúa khô khoảng 6.900 đồng/kg. Nếu tính giá bình quân mua vào đến ngày 23/8 đã là 6.248 đồng/kg, cao hơn khoảng 50% so với giá thành của Bộ Tài chính dự tính.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định: Tuy các hợp đồng đã ký và đăng ký xuất khẩu của các doanh nghiệp đều tăng nhưng mức tăng hoàn toàn hợp lý so với kết quả sản xuất. Theo dự tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng lương thực của cả nước sẽ đạt hơn 41,6 triệu tấn, tăng khoảng 7,5 triệu tấn so với cùng kỳ. Triển khai Nghị định 109, Hiệp hội điều hành doanh nghiệp phải đảm bảo tồn kho theo đúng quy định, đồng thời các doanh nghiệp phải đảm bảo dự trữ lưu thông 10%, tham gia bình ổn giá và bình ổn thị trường. Tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ đều có các cửa hàng của các doanh nghiệp bán gạo bình ổn giá với mức thấp hơn giá thị trường 10%.

Tuy nhiên ông Phong cũng lo ngại, thời điểm này đang có nhiều tin đồn khiến giá lương thực tăng đột biến, mặc dù chưa ký được thêm hợp đồng tập trung nào nhưng lại rộ lên tin đồn Việt Nam đã ký được hợp đồng tập trung với Indonesia bán 300 ngàn tấn, nhắn vào máy của hàng trăm doanh nghiệpN khiến giá gạo bỗng nhiên tăng thêm 400 đồng/kg. Một nguyên nhân nữa khiến giá gạo tăng là do đầu cơ gạo trong nước rất lớn và tâm lý găm hàng chờ giá gạo lên cao sau khi chính phủ mới của Thái lan hoạt động. Ông Phong cho biết, hướng điều hành của Hiệp hội Lương thực Việt Nam những tháng cuối năm là tiếp tục thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp, điều hành xuất khẩu linh hoạt. Dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn; nếu đạt sản lượng 41,6 triệu tấn thì sẽ xuất khẩu khoảng 7,5- 8 triệu tấn, còn lại để tồn kho gối đầu.

Với tình hình sản xuất lúa gạo những tháng cuối năm, lượng gạo tồn kho và dự trữ lưu thông bình ổn của các doanh nghiệpN, Bộ Công Thương khẳng định không có chuyện thiếu gạo khiến giá bị tăng. Việt Nam cũng chưa ký thêm hợp đồng mới nào, các thị trường trọng điểm như Philippin đã mua đủ nhu cầu gạo của năm 2011, Indonexia chưa tính nhập khẩu thêm lượng gạo mới, còn Malaysia cũng phải cuối năm mới có nhu cầu nhập khẩu thêm. Tới thời điểm đó, nguồn cung từ Myanmar, Campuchia, Thái Lan và vụ đông xuân của Việt Nam sẽ có thêm đủ hàng cho thị trường.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nói rõ: Sẽ không để giá lương thực trong nước cao đột biến so với giá xuất khẩu, nhưng cũng không để ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân, của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo.

Theo Báo điện tử Công thương .

Giúp châu Phi trồng lúa: Bài toán được và mất

Trước kế hoạch sang châu Phi trồng lúa, nhiều ý kiến đặt ra với quan điểm Việt Nam được lợi gì?
Có ý kiến cho rằng việc này gây thiệt hại cho nông dân và nền kinh tế Việt Nam. Ý kiến này đứng trên lập trường lợi ích của người nông dân, sự e ngại thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và Việt Nam sẽ mất “bí kíp” trồng lúa.


Ông Tô Văn Trường Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã chia sẻ quan điểm về vấn đề này.

 Ông  Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam trong quá trình nghiên cứu.

Nhân đạo.

Việt Nam giúp các nước trồng lúa là đúng đạo lý. Nhìn lại lịch sử phát triển nông nghiệp của Việt Nam, hầu hết giống cây trồng mới của Việt Nam đều có nguồn gốc nước ngoài như lúa, sắn, đậu tương, cà phê, ngô,.. một số giống được khai thác trực tiếp, một số giống làm vật liệu di truyền để tạo ra giống mới.

Các nước tạo rất nhiều điều kiện để các thành tựu trong nông nghiệp của nước ta được ứng dụng hiệu quả. Nhiều chuyên gia về nông nghiệp của Việt Nam được đào tạo, trưởng thành từ nước ngoài rồi về nước giúp phát triển nông nghiệp trong đó có cây lúa.

Tinh thần cạnh tranh mà các nước phát triển đang áp dụng là làm sao tiến bộ hơn đối thủ để chiếm thị trường và lợi nhuận, chứ không phải là chèn ép, mong đối thủ kém đi để mình có ưu thế. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay khi mất an ninh lương thực ở bất cứ nơi đâu thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên thế giới.

Đối với châu Phi, nhiều nước đã độc lập, đã được Liên Hiệp Quốc giúp đỡ song vẫn ở diện phải cứu đói. Vậy vấn đề nằm ở chỗ khác, chứ không phải người châu Phi không sản xuất được lương thực.

Chuyện Việt Nam xuất khẩu cây lúa quả là chuyện đáng suy nghĩ. Tuy nhiên, câu chuyện này phải được nhìn nhận trên những khía cạnh về chính trị, kinh tế xã hội, trong khung cảnh hội nhập toàn cầu, chính sách hợp tác kinh tế toàn diện và kể cả cơ hội đầu tư.

Một số ý kiến cho rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân và e ngại thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và Việt Nam sẽ mất “bí kíp” trồng lúa.

Thực tế mặc dù Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) được đặt tại Philiippines, nhưng bao năm nay, quốc gia này vẫn là nước phải nhập lúa gạo. Trong khi đó tháng 11/2010, tại Hội nghị lúa gạo quốc tế lần thứ 3 tại Hà Nội (IRC2010), Việt Nam được đánh giá là nước ứng dụng thành công nhất thành tựu của IRRI. Do vậy, đâu phải cứ có công nghệ là được nhân rộng, là thành công.

Có nên xuất nhiều?

Hiện Việt Nam đang đặt mục tiêu xuất khẩu 6-7 triệu tấn gạo/năm? Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là Việt Nam có nhất thiết phải ngày càng tăng thật nhiều lượng gạo xuất khẩu? Trong khi đó, Thái Lan, là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới lại đang giảm số lượng, tăng tỉ trọng chất lượng để giữ kim ngạch xuất khẩu.

Hiện diện tích đất trồng lúa của Việt Nam chỉ bằng 40% của Thái Lan (4,1 triệu ha so với gần 10 triệu ha) nên để tăng lượng gạo chúng ta phải trồng giống lúa năng suất cao, kéo theo nhu cầu phân bón nhiều, giá thành tăng.

Thực tế về kinh tế Việt Nam không có lợi nhiều từ xuất khẩu gạo. Trồng lúa không có lợi nhuận cao như các cây trồng khác, nhưng Việt Nam vẫn phải tiếp tục trồng lúa vì nhiệm vụ an ninh lương thực toàn cầu và nhà nước cần có lợi thế về xuất khẩu gạo để trao đổi về các quyền lợi về kinh tế khác và uy tín chính trị trên toàn cầu.

Theo mô hình cơ bản trong lý thuyết thương mại quốc tế của Hechscher-Ohlin, một quốc gia sẽ có lợi thế xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng những nguồn lực dư thừa của nó. Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp không có nguồn vốn tài chính dồi dào, thế mạnh của Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế là nguồn lực lao động sẵn có và rẻ tiền. Với lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam vẫn còn sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Xu thế cạnh tranh?

Trên thế giới ngày càng có nhiều nước tham gia xuất khẩu gạo và có tiềm năng cao, số nước đang nhập gạo cũng có chiến lược tự túc như Indonesia, Philippines. Do đó, việc cạnh tranh trong xuất khẩu gạo là đương nhiên không cứ gì chờ đến khi hỗ trợ châu Phi trồng lúa thì xu thế này mới tăng.
Nhìn dưới góc độ ngành nghề khác, có một kinh nghiệm đáng tham khảo.
Ngày trước, khi may mặc chưa phát triển, ai có nghề may đều giấu nghề. Rồi có một giai đoạn các trường dạy cắt may mở ra và phát triển. Lúc đó, mọi người cứ nghĩ rằng ai cũng biết tự cắt may thì các hiệu may thất nghiệp. Nhưng đã có một ông thợ may giỏi đã rất tích cực đi dạy các lớp cắt may. Ông cho rằng rằng quan niệm thế là nhầm. Khi mọi người có hiểu biết nhiều về cắt may tức là họ sẽ biết cách ăn mặc đẹp hơn. Khi có nhu cầu ăn mặc đẹp hơn thì các hiệu may sẽ càng đắt khách. Thời gian đã chứng minh là ông đúng.

Theo Doanh nhân Việt Nam toàn cầu.

Giá lúa gạo chững lại sau khi tăng 9 tuần liên tiếp

Nhiều thương nhân Việt Nam phải hủy hoặc đàm phán lại hợp đồng XK đã kí trước đó do giá thời gian qua tăng cao, đã khiến giá tuần này hạ nhiệt.
 
 

Giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 6.850 - 6.950 đồng/kg, giảm 50.000 đồng/tấn so với tuần trước. Giá lúa dài khoảng 7.000 - 7.100 đồng/kg, giảm 50.000 đồng.

Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 9.150 - 9.250 đồng/kg. Gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 9.000 - 9.100 đồng/kg.

Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 11.100 - 11.200 đồng/kg. Gạo 15% tấm 10.600 - 10.700 đồng/kg. Gạo 25% tấm khoảng 10.000 - 10.100 đồng/kg, giảm 150.000 đồng/tấn.

Kết quả giao hàng từ ngày 01/08 đến 25/08/2011 đạt 435.587 tấn, trị giá 209,553 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ đầu năm đến ngày 25/08/2011 đạt 5,055 triệu tấn, trị giá 2,396 tỷ USD.

Giá lúa gạo tuần này chững lại đúng như những dự báo trước đó của Hiệp hội lương thực Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rằng giá gạo trong nước sẽ khó có đợt sốt giá. Việc nhiều thương nhân Việt Nam phải hủy hoặc đàm phán lại hợp đồng xuất khẩu đã kí kết trước đó do giá lúa gạo thu mua trong thời gian qua tăng cao, đã khiến giá tuần này hạ nhiệt. Đồng thời, hiện đang vào vụ thu hoạch tại các tỉnh ĐBSCL nên giá lúa sụt giảm.

Trước đó, những tin đồn về những thương vụ mua gạo của các nước ngoài như: Indonesia hoặc Malaysia... đã kéo giá gạo xuất khẩu lên cao kỉ lục và giá gạo trong nước cũng từ đó tăng thêm. Tuy nhiên, mới đây Hiệp hội lương thực Việt Nam đã phủ nhận những thông tin trên. Điều này sẽ khiến giá gạo trong nước trong thời gian tới có thể sụt giảm.

Theo DVT.VN

Xuất khẩu gạo: Lượng tăng, giá cũng tăng

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu 4,982 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 2,361 tỷ USD, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia dự báo, năm nay Việt Nam sẽ xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo và đạt được kim ngạch hơn nhiều năm trước, bởi gạo của ta đang được mùa trong nước, được giá trên thị trường quốc tế…

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. Ảnh: Đình huệ - TTXVN

Cân đối giữa sản xuất và xuất khẩu

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, các hợp đồng đã ký và đăng ký xuất khẩu từ đầu năm đến nay của các doanh nghiệp (DN) đều tăng, nhưng mức tăng hoàn toàn hợp lý so với kết quả sản xuất do sản lượng lúa năm nay tăng cao. Ngành chức năng dự tính, sản lượng lương thực của cả nước năm 2011 sẽ đạt khoảng 41,6 triệu tấn, tăng khoảng 7,5 triệu tấn so với năm ngoái. Nguyên nhân chính là do thời tiết thuận lợi, diễn biến phù hợp với quá trình sinh trưởng của cây lúa. Mặt khác, chất lượng gạo năm nay cũng khá tốt. Đây là thực tế đáng mừng, cho thấy giá trị và sức mạnh khi DN tham gia xuất khẩu, cũng là một sự khẳng định về khả năng can thiệp vào thị trường thế giới của hạt gạo Việt Nam. Bộ Công thương đánh giá, hiện các thị trường truyền thống vẫn duy trì "ăn" gạo của ta, đồng thời xuất hiện thêm một số thị trường mới, thị trường ngách và DN Việt Nam hoàn toàn đủ nhạy bén để tận dụng.

Thời gian qua cũng ghi nhận việc điều hành xuất khẩu gạo của cơ quan quản lý khá linh hoạt, mang lại kết quả tốt, tăng về lượng, về giá trị... Đại diện nhiều DN cho biết, những kết quả và động thái trên cho thấy sự điều hành kịp thời và có hiệu quả của cơ quan quản lý cũng như sự nhạy bén, chủ động của các DN. Từ nay đến cuối năm, Bộ Công thương sẽ tập trung theo dõi tình hình, cung cấp thông tin và chỉ đạo các DN tiếp cận thị trường mới, kết hợp hài hòa và cân đối giữa thực tiễn sản xuất, dự trữ và xuất khẩu để đạt hiệu quả cao nhất.

Vẫn còn nhiều cơ hội


Yếu tố "thiên thời" đã góp phần quan trọng vào sự thành công của sản xuất và xuất khẩu gạo những tháng qua. Trong đó, riêng giá xuất khẩu bình quân đạt hơn 473 USD/tấn, tăng 43 USD so với giá cùng kỳ năm 2010. Nhờ hoạt động xuất khẩu diễn tiến thuận lợi, nên DN và các đầu mối đại lý đều tập trung thu mua theo phương thức "làm đến đâu, mua đến đó" đồng thời có chính sách giá thỏa đáng với nông dân. Trên thực tế, giá lúa đầu vào tại các tỉnh/vùng sản xuất lúa đều tăng so với năm trước và điều này cho thấy cả DN và người trồng lúa đều thu được hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, với người nông dân "một nắng, hai sương" thì đó chính là sự bù đắp công bằng. Đó cũng là cái đích mà các cơ quan quản lý, chính quyền nhiều địa phương nhắm tới để bảo đảm giá trị và sự phân phối quyền lợi hài hòa giữa các bên, nhất là giữa DN và người nông dân. Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị, xét về lâu dài, cần hướng tới sự ổn định, bền vững trong chuỗi hoạt động sản xuất - thu mua - xuất khẩu bởi lâu nay đã nhiều lần xảy ra tình trạng khi được mùa thì người nông dân bị ép giá hoặc chính các DN nảy sinh việc "tranh mua, tranh bán"; hoặc có khi DN xuất khẩu lại bị đối tác nước ngoài ép giá, buộc phải chấp nhận bán gạo với giá thấp, thiệt đơn, thiệt kép về kinh tế.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho rằng, từ nay đến cuối năm DN xuất khẩu gạo vẫn còn nhiều cơ hội và hoạt động này sẽ tiếp tục sôi động. Tuy nhiên, cần có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa cơ quan quản lý, hiệp hội và DN để đạt hiệu quả cao nhất. Trước hết, cần theo dõi sát sự thay đổi về giá gạo trên thị trường để căn chỉnh giá gạo của ta một cách linh hoạt, không để xảy ra tình trạng bị thua thiệt về giá, nhưng cũng không khiến nhà nhập khẩu e ngại, đắn đo khi ký hợp đồng với DN Việt Nam. Công tác dự báo cũng phải được nâng tầm, để có thể đưa ra dự báo dài hơi hơn, nhằm hỗ trợ DN về thông tin và định hướng phân bổ nguồn cung ra thị trường một cách hợp lý.

Các chuyên gia cũng lưu ý, tâm lý đầu cơ gạo đã xuất hiện và là một thực tế, gần đây còn có sự tham gia của DN ngoài ngành nên có thể gây "nhiễu" trên thị trường. Việc này cần được can thiệp và khuyến cáo chấm dứt để ổn định về tâm lý và ngăn chặn sự phức tạp, biến động bất ngờ về giá bán trên thị trường nội địa. Dự báo, trong các tháng cuối năm và quý I-2012, các nước nhập khẩu gạo vẫn có nhu cầu khá cao trong khi các nước sản xuất - xuất khẩu gạo khác cũng sẽ được mùa. Cơ quan quản lý và DN phải làm sao để hạt gạo của Việt Nam đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Theo HNM

Hạ dự báo lượng gạo xuất khẩu xuống 7,3 triệu tấn

Bản tin cập nhật dự báo thị trường nông sản tháng 8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa điều chỉnh mức dự báo sản lượng gạo xuất khẩu.

Ảnh: Reuters

Bản tin cập nhật dự báo thị trường một số nông sản tháng 8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa điều chỉnh mức dự báo sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay xuống mức 7,3 triệu tấn, thấp hơn khoảng 100 nghìn tấn so với mức dự báo đưa ra tháng trước.

Nguyên nhân của việc điều chỉnh này, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là do diễn biến thị trường trong và ngoài nước trong những tháng gần đây có nhiều yếu tố tác động, trong đó nguồn cung và giá trong nước lên cao trong khi thị trường thế giới có nhiều yếu tố chưa ổn định đã khiến cho xuất khẩu của năm 2011 có thể có thay đổi so với dự báo của tháng trước.

Dẫn nguồn dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), bản tin cho biết sản lượng lúa gạo toàn cầu niên vụ 2011/2012 có thể chỉ đạt 456,3 triệu tấn, giảm 73.000 tấn so với dự báo đưa ra trước đó, do sự sụt giảm sản lượng ở một số nước như Indonesia, Triều Tiên và Hàn Quốc.

Tương tự, tiêu thụ lúa gạo toàn cầu trong niên vụ 2011/12 được dự báo đạt 455,2 triệu tấn, giảm 1,1 triệu tấn so với dự báo đưa ra trước đó nhưng vẫn tăng gần 7 triệu tấn so với niên vụ 2010/11.

Ngược lại, dự trữ lúa gạo cuối kỳ toàn cầu niêm vụ 2011/2012 được dự báo ở mức 97,9 triệu tấn, tăng 1,7 triệu tấn so với dự báo đưa ra trước đó, chủ yếu là do có sự tăng dự trữ tại các nước Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.

Do đó, dự báo thương mại lúa gạo toàn cầu năm 2012 sẽ đạt 31,9 triệu tấn, giảm 240 ngàn tấn so với dự báo trước đó và giảm 3% so với năm 2011. Khối lượng lúa gạo xuất khẩu được dự báo giảm tại các nước xuất khẩu chính như Thái Lan và Mỹ.

Đánh giá tình hình nhập khẩu của một số quốc gia có thương mại gạo lớn, bản tin dự báo khối lượng nhập khẩu trong năm 2012 của Indonesia sẽ tăng 1 triệu tấn, đạt mức 1,4 triệu tấn do kết quả dự báo sản lượng lúa gạo niêm vụ 2010/2011 giảm. Ngược lại, nhập khẩu của Mỹ giảm 15.000 tấn, đạt 635.000 tấn.

Sự thay đổi về giá cả mặt hàng gạo xuất khẩu trong tháng này cũng là điểm đáng lưu ý, khi gạo loại ngon giảm giá nhưng gạo chất lượng thấp hơn tiếp tục tăng so với tháng 7. Cụ thể, giá gạo 100% hạng B (giá FOB, Bangkok) đạt 560 USD/tấn, giảm 4% so với tháng 7 nhưng giá gạo A-1 100% siêu tấm tăng 3%, đạt 462 USD/tấn. Tại Mỹ, giá gạo xuất khẩu cũng có xu thế tăng, bản tin cho biết.

Ở trong nước, do nguồn cung hạn chế nên giá gạo xuất khẩu đã tăng 10% so với tháng trước. So với giá gạo 5% tấm xuất khẩu hồi tháng 7 giá gạo 5% tấm xuất khẩu trong tháng 8 đã tăng 50 USD/tấn, đạt 555 USD/tấn.

“Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng dẫn tới khoảng cách giữa gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan chỉ còn 5 USD/tấn trong khi con số này của tháng trước là 76 USD/tấn”, bản tin cho biết.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 8 (tính đến 25/08/2011) đạt 435.587 tấn, trị giá 209,553 triệu USD, đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu từ ngày 1/1 đến ngày 25/8/2011 đạt 5,055 triệu tấn, với trị giá 2,396 tỷ USD.

Hồng Hà

Gạo Việt Nam giảm giá còn gạo Thái cao nhất 18 tháng

Trong khi giá gạo Thái Lan tiếp tục tăng thì gạo Việt Nam giảm khá mạnh do thiếu vắng nhu cầu mới.


Ngay sau cuộc họp báo của Bộ Công Thương, giá gạo giảm mạnh, song mấy ngày qua tốc độ giảm đã chậm lại bởi nhu cầu bốc xếp hàng vẫn khá lớn.

Vụ thu hoạch lúa hè thu ở ĐBSCL sắp xong, cho thấy nguồn cung sắp tới sẽ không tăng nhiều.

Gạo 5% tấm xuất khẩu tuần qua giá giảm về 560-564 đô la/tấn, FOB, từ mức 570-580 đô la/tấn tuần trước.

Gạo 25% tấm giá cũng giảm về 525-530 đô la/tấn, từ mức 530-540 đô la/tấn một tuần trước.

Việt Nam đã thực hiện hợp đồng bốc xếp 500.000 tấn gạo cho Indonesia. Việc bốc xếp hợp đồng thứ 2 với khối lượng 300.000 tấn sẽ bắt đầu thực hiện từ tháng 10.

Xuất khẩu gạo từ tháng 1 đến tháng 8 ước tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 5,31 triệu tấn, và dự kiến 9 tháng đầu năm sẽ xuất khẩu 6 triệu tấn, tăng 13,2% so cùng kỳ.

Trái với xu hướng giảm giá ở Việt Nam, nhu cầu mới từ Indonesia và hoạt động mua đầu cơ với hy vọng chính phủ mới sẽ mua lúa như đã hứa, đẩy giá gạo Thái Lan tăng lên mức cao kỷ lục một năm rưỡi nay vào tuần qua.

Gạo 100% B của Thái Lan hiện đạt 615 đô la/tấn, cao nhất kể từ tháng 12/2009. Gạo Thái đã từng đạt kỷ lục lịch sử 1.080 đô la/tấn hồi tháng 4/2008.

Reuters dẫn lời một thương gia ở Bangkok cho biết có tổng cộng 100.000 tấn gạo đồ đang chờ để bốc xếp theo đơn đặt hàng với Nigeria.

Nhu cầu gạo đồ - được sản xuất từ cùng một loại lúa để làm ra gạo trắng – đã giúp thị trường gạo Thái tăng giá trong tuần qua.

Việc ký được hợp đồng mới 300.000 tấn gạo 15% tấm với Indonesia cũng hỗ trợ giá gạo Thái tiếp tục tăng.

Ngành lúa gạo của hai nước xuất khẩu lớn nhất thế giới là Thái Lan và Việt Nam đang chuẩn bị kế hoạch bình ổn giá lúa gạo trong khu vực.

Giá gạo đã duy trì dưới 600 đô la/tấn trong suốt năm qua, bởi nguồn cung dồi dào, bất chấp giá những ngũ cốc khác tăng mạnh.

Giá gạo tăng sẽ làm gia tăng lo ngại về lạm phát giá lương thực, thực phẩm, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chậm lại, thậm chí có thể làm tái hiện cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007/08.

Thái Lan dự kiến sẽ xuất khẩu 10 triệu tấn gạo trong năm nay. Tuy nhiên, xuất khẩu có thể sẽ giảm vào năm tới, nếu chính phủ thực hiện chương trình can thiệp mạnh tay như đã hứa, sẽ khiến giá gạo Thái tăng vọt một cách bất thường và không thể cạnh tranh với các nước khác.

Các chuyên gia nhận định trong khi chờ đợi chính phủ mới chính thức thực hiện chương trình can thiệp, giá gạo sẽ vững trong tháng 9.

Theo Reuters, TBKTSG
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...