Xuân Giáp Ngọ 2014, Đại lý gạo Miền Tây BÌNH MINH kính chúc toàn thể gia đình các Quý khách hàng lời chúc: SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG. GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - AN KHANG - THỊNH VƯỢNG

2/9/11

Giúp châu Phi trồng lúa: Bài toán được và mất

Trước kế hoạch sang châu Phi trồng lúa, nhiều ý kiến đặt ra với quan điểm Việt Nam được lợi gì?
Có ý kiến cho rằng việc này gây thiệt hại cho nông dân và nền kinh tế Việt Nam. Ý kiến này đứng trên lập trường lợi ích của người nông dân, sự e ngại thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và Việt Nam sẽ mất “bí kíp” trồng lúa.


Ông Tô Văn Trường Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã chia sẻ quan điểm về vấn đề này.

 Ông  Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam trong quá trình nghiên cứu.

Nhân đạo.

Việt Nam giúp các nước trồng lúa là đúng đạo lý. Nhìn lại lịch sử phát triển nông nghiệp của Việt Nam, hầu hết giống cây trồng mới của Việt Nam đều có nguồn gốc nước ngoài như lúa, sắn, đậu tương, cà phê, ngô,.. một số giống được khai thác trực tiếp, một số giống làm vật liệu di truyền để tạo ra giống mới.

Các nước tạo rất nhiều điều kiện để các thành tựu trong nông nghiệp của nước ta được ứng dụng hiệu quả. Nhiều chuyên gia về nông nghiệp của Việt Nam được đào tạo, trưởng thành từ nước ngoài rồi về nước giúp phát triển nông nghiệp trong đó có cây lúa.

Tinh thần cạnh tranh mà các nước phát triển đang áp dụng là làm sao tiến bộ hơn đối thủ để chiếm thị trường và lợi nhuận, chứ không phải là chèn ép, mong đối thủ kém đi để mình có ưu thế. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay khi mất an ninh lương thực ở bất cứ nơi đâu thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên thế giới.

Đối với châu Phi, nhiều nước đã độc lập, đã được Liên Hiệp Quốc giúp đỡ song vẫn ở diện phải cứu đói. Vậy vấn đề nằm ở chỗ khác, chứ không phải người châu Phi không sản xuất được lương thực.

Chuyện Việt Nam xuất khẩu cây lúa quả là chuyện đáng suy nghĩ. Tuy nhiên, câu chuyện này phải được nhìn nhận trên những khía cạnh về chính trị, kinh tế xã hội, trong khung cảnh hội nhập toàn cầu, chính sách hợp tác kinh tế toàn diện và kể cả cơ hội đầu tư.

Một số ý kiến cho rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân và e ngại thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và Việt Nam sẽ mất “bí kíp” trồng lúa.

Thực tế mặc dù Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) được đặt tại Philiippines, nhưng bao năm nay, quốc gia này vẫn là nước phải nhập lúa gạo. Trong khi đó tháng 11/2010, tại Hội nghị lúa gạo quốc tế lần thứ 3 tại Hà Nội (IRC2010), Việt Nam được đánh giá là nước ứng dụng thành công nhất thành tựu của IRRI. Do vậy, đâu phải cứ có công nghệ là được nhân rộng, là thành công.

Có nên xuất nhiều?

Hiện Việt Nam đang đặt mục tiêu xuất khẩu 6-7 triệu tấn gạo/năm? Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là Việt Nam có nhất thiết phải ngày càng tăng thật nhiều lượng gạo xuất khẩu? Trong khi đó, Thái Lan, là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới lại đang giảm số lượng, tăng tỉ trọng chất lượng để giữ kim ngạch xuất khẩu.

Hiện diện tích đất trồng lúa của Việt Nam chỉ bằng 40% của Thái Lan (4,1 triệu ha so với gần 10 triệu ha) nên để tăng lượng gạo chúng ta phải trồng giống lúa năng suất cao, kéo theo nhu cầu phân bón nhiều, giá thành tăng.

Thực tế về kinh tế Việt Nam không có lợi nhiều từ xuất khẩu gạo. Trồng lúa không có lợi nhuận cao như các cây trồng khác, nhưng Việt Nam vẫn phải tiếp tục trồng lúa vì nhiệm vụ an ninh lương thực toàn cầu và nhà nước cần có lợi thế về xuất khẩu gạo để trao đổi về các quyền lợi về kinh tế khác và uy tín chính trị trên toàn cầu.

Theo mô hình cơ bản trong lý thuyết thương mại quốc tế của Hechscher-Ohlin, một quốc gia sẽ có lợi thế xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng những nguồn lực dư thừa của nó. Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp không có nguồn vốn tài chính dồi dào, thế mạnh của Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế là nguồn lực lao động sẵn có và rẻ tiền. Với lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam vẫn còn sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Xu thế cạnh tranh?

Trên thế giới ngày càng có nhiều nước tham gia xuất khẩu gạo và có tiềm năng cao, số nước đang nhập gạo cũng có chiến lược tự túc như Indonesia, Philippines. Do đó, việc cạnh tranh trong xuất khẩu gạo là đương nhiên không cứ gì chờ đến khi hỗ trợ châu Phi trồng lúa thì xu thế này mới tăng.
Nhìn dưới góc độ ngành nghề khác, có một kinh nghiệm đáng tham khảo.
Ngày trước, khi may mặc chưa phát triển, ai có nghề may đều giấu nghề. Rồi có một giai đoạn các trường dạy cắt may mở ra và phát triển. Lúc đó, mọi người cứ nghĩ rằng ai cũng biết tự cắt may thì các hiệu may thất nghiệp. Nhưng đã có một ông thợ may giỏi đã rất tích cực đi dạy các lớp cắt may. Ông cho rằng rằng quan niệm thế là nhầm. Khi mọi người có hiểu biết nhiều về cắt may tức là họ sẽ biết cách ăn mặc đẹp hơn. Khi có nhu cầu ăn mặc đẹp hơn thì các hiệu may sẽ càng đắt khách. Thời gian đã chứng minh là ông đúng.

Theo Doanh nhân Việt Nam toàn cầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...