Xuân Giáp Ngọ 2014, Đại lý gạo Miền Tây BÌNH MINH kính chúc toàn thể gia đình các Quý khách hàng lời chúc: SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG. GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - AN KHANG - THỊNH VƯỢNG

24/12/10

Bí quyết làm đẹp từ nước vo gạo

Dùng nước vo gạo rửa mặt hằng ngày sẽ giúp làn da của bạn đẹp lên trông thấy. Ngoài ra bạn có thể dùng nó để đánh răng... 
 

Sau đây là một vài gợi ý làm đẹp từ nước vo gạo đơn giản dành cho bạn:

Làm nước rửa mặt

Mỗi ngày bạn nên dùng nước vo gạo để rửa mặt, nhất là vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, da bạn sẽ đẹp lên trông thấy. Bởi trong nước vo gạo có chứa vitamin B5 rất có lợi cho da, nuôi dưỡng tế bào da, làm cho da sạch, trắng và mịn. Tuy nhiên không được để nước vo gạo qua ngày hôm sau vì nó sẽ bị biến chất.

Làm nước tẩy trang

Dùng nước vo gạo thay cho nước tẩy trang trong thời gian dài sẽ giúp da bạn trắng sáng, mịn màng. Nhưng sau khi dùng nước vo gạo, bạn phải rửa mặt sạch với nước ấm.

Làm mặt nạ

Ngoài nước vo gạo, bạn cũng có thể dùng cặn của nước vo gạo để đắp mặt sẽ cho kết quả bất ngờ.

Chống lão hóa da


Thường xuyên dùng nước vo gạo rửa tay chân, có tác dụng làm da tươi bóng, đồng thời còn phòng chống được sự lão hóa.

Làm mượt tóc

Nước vo gạo để chua có thể sử dụng làm gội đầu hằng ngày. Do lúc này nước vo gạo đã lên men thành chất axit loãng có tác dụng bảo vệ tóc. Cách này có khả năng lưu giữ hàm lượng dinh dưỡng vitamin A và C giúp tóc óng mượt, vitamin B giúp các tế bào sắc tố màu đen trở nên đen hơn.

Bạn có thể áp dụng cách này 2 lần/ tuần. Mái tóc của bạn sẽ đen óng ả và khỏe mạnh. Bạn có thể không cần để chua mà chỉ cần nhỏ vài giọt chanh vào nước vo gạo, khi gội cũng có tác dụng tương tự.

Làm trắng răng

Sau mỗi lần vo gạo hằng ngày, bạn hãy giữ lại nước gạo để đánh răng, Nó có tác dụng rất tốt trong việc chữa các chứng bệnh liên quan đến răng miệng.

Vì nước vo gạo chứa vitamin PP sẽ làm tẩy sạch các chất dơ đóng quanh chân răng, làm sạch răng bị sâu, chống được chứng viêm nha chu và sát khuẩn, làm giảm mùi hôi ở miệng.

(Theo Thegioisanhdieu)

Cẩn trọng xuất khẩu gạo vì dự trữ không còn nhiều

Ngày 6-12, tại cuộc họp các doanh nghiệp (DN) lương thực diễn ra tại Long An, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VN), lưu ý từ nay đến tháng 1 và 2-2011, DN nên cẩn trọng khi ký hợp đồng xuất khẩu gạo vì lượng dự trữ không còn nhiều.
 

Theo ông Phong, thời gian tới, giá lương thực trong nước và trên thế giới còn nhiều biến động. Một số nước dù dự trữ lương thực khá dồi dào vẫn dè dặt chào bán. Vừa qua, nhiều DN trong nước đã phải hủy hợp đồng (1,4 triệu tấn gạo) do lỡ ký nhưng không đủ hàng để giao. Một vấn đề khá bức xúc của ngành gạo là có nhiều DN không đủ năng lực cũng tham gia xuất khẩu khiến thị trường bất ổn. Hy vọng Nghị định 109 quản lý xuất khẩu gạo vừa ban hành sẽ loại bớt số DN này.

Dự kiến xuất khẩu gạo cả năm 2010 đạt 6,7 triệu tấn. Đến hết tháng 11, DN xuất khẩu hơn 6,26 triệu tấn gạo với trị giá 2,67 tỉ USD, tăng 10% về lượng và 15% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009.

Theo Pháp Luật

Indonesia đang làm nóng thị trường gạo châu Á

Sau khi nhập 100 ngàn tấn, Indonesia có kế hoạch nhập khẩu tiếp 250 ngàn tấn gạo. Kế hoạch chi tiết chưa được tiết lộ nhưng ông này thùa nhận lượng gạo có thể được mua của Thái Lan.
 

Indonesia đã mở thầu gạo và nhập 100000 tấn gạo 5% tấm của Thái Lan. Trong khi đó Cơ quan hậu cần Lương thực Indonesia (Bulog) đang tăng sức ép đối với Việt Nam để giao hàng hết 500 ngàn tấn trong tháng 12/2010.

Mahendra Siregar thư trưởng Bộ Thương mại Indonesia cho biết Chính Phủ cũng đang xem xét khả năng sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu gạo. Mức thuế hiện nay là 450 rupiah cho 1 kg gạo nhập khẩu (khoảng 50 USD/tấn). Tin tức mới cho hay Chính phủ Indonesia sẽ bỏ thuế nhập khẩu gạo của Buglog đến tận tháng 2 năm 2011.

Một quan chức cao cấp của Bộ Kinh tế Indonesia Hatta Rajasa phát biểu rằng Indonesia có kế hoạch nhập khẩu tiếp 250 ngàn tấn gạo. Kế hoạch chi tiết chưa được tiết lộ nhưng ông này thùa nhận lượng gạo có thể được mua của Thái Lan. Lượng gạo này sẽ được nhập cuối năm nay, và tổng lượng gạo nhập trong năm đạt mức 850 ngàn tấn.

Theo Vietstock

Bangladesh mua gạo dài hạn của Việt Nam

Bộ Công Thương cho biết, Bangladesh sẽ ký thỏa thuận dài hạn về việc nhập khẩu gạo của Việt Nam.



Theo đó, Bangladesh sẽ thỏa thuận với Viêt Nam sớm để mua gạo bất cứ lúc nào trong trường hợp có khủng hoảng lương thực hay thiên tai. Khoảng 300.000-500.000 tấn gạo có thể được nhập khẩu theo thỏa thuận này trong năm tới.

Theo thông tin của Bộ Lương thực Bangladesh, nước này đã nhập khẩu 95.000 tấn gạo từ Việt Nam trong năm nay và có thể sẽ nhập 100.000 tấn gạo nữa trong đầu năm tới.

Theo Dân Việt

3/12/10

Giá lúa gạo liên tục tăng

Suốt hai tuần qua, giá lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng, giá hôm sau cao hơn hôm trước. Trong những ngày đầu tháng 11, giá lúa chất lượng cao ở khu vực dao động từ 4.800 đến 5.000 đồng/kg, tùy loại lúa và tùy độ ẩm, nhưng từ ngày 10/11, giá tăng thêm 200 đồng/kg lên mức 5.200 đồng/kg, rồi 5.350 đồng/kg, và vào ngày 19/11 đạt mức giá 5.500 đồng/kg. Với giá này bà con nông dân cho là mức giá cao kỷ lục. 
 

Thế nhưng, kỷ lục này cũng đã bị phá: ngày 24/11, giá đã vượt qua ngưỡng 6.000 đồng/kg; ngày 25/11: 6.050 đồng/kg; ngày 26/11: 6.150 đồng/kg...

Giá lúa tăng mạnh đã khiến cho nông dân trồng lúa vô cùng phấn khởi, nhưng khi bán rồi thì lại cảm thấy tiếc nuối, nhưng giữ lúa lại chờ giá thì hầu như không người nào dám. Giá đang ở mức cao, hầu hết nông dân khi thu hoạch lúa xong mang về nhà đều bán hết, vì bà con rất sợ giá lúa đang lên "vùn vụt" rồi "bỗng dưng" rớt như hồi vụ đông xuân năm 2008.

Tuy nhiên, giá lúa thu đông năm 2009 hoàn toàn khác với vụ lúa đông xuân 2008 - 2009, vì hơn hai tuần qua giá lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu chu kỳ tăng giá và từ đấy cho đến nay giá tiếp tục tăng đều đặn. Bình quân mỗi ngày tăng thêm 100-150 đồng/kg lúa.

Một nông dân ở phường Long An, thị xã Tân Châu cho biết: "Tôi vừa suốt xong 1,5 ha lúa về nhà, năng suất đạt 6,5 tấn/ha, thương lái tới nhà trả giá 5.750 đồng/kg lúa (ngày 22/11), thấy giá tốt tôi bán ngay. Nhà bên cạnh suốt sau tôi 2 ngày (24/11) bán với giá 6.000 đồng/kg, và hôm 25/11 em của tôi vừa bán 8,5 tấn lúa với giá 6.050 đồng/kg. Tôi bán lúa trước 3 ngày đã mất 300 đồng/kg lúa".

Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Bạc Liêu, dự kiến đợt thầu mở vào ngày 1/12 đối với loại gạo 25% tấm của Philippines sẽ có giá 540 USD/tấn giá (CIF = doanh nghiệp sẽ giao gạo tại cảng Manila và cho trả chậm trong 9 tháng), trị giá FOB khoảng 480-490 USD/tấn. Do vậy, giá lúa trong nước ở mức 6.000- 6.100 đồng/kg là hoàn toàn phù hợp với giá gạo trên thị trường thế giới.

Có thông tin cho rằng, giá lúa trong nước tăng là các doanh nghiệp đang đẩy mạnh mua gạo vào để đón đợt thầu 600 ngàn tấn gạo của Philippines ngày 1/12 tới. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, quy định đấu thầu của Philippines rất nghiêm ngặt, không phải ai muốn tham gia cũng được, một doanh nghiệp muốn dự thầu thì trong quá khứ doanh nghiệp này phải đã ký hợp đồng bán gạo cho Philippines có số lượng trên 50 ngàn tấn/hợp đồng mới được tham gia.

Philippines sẽ mở liên tục 3 gói thầu với số lượng là 1,8 triệu tấn gạo vào các ngày: 1/12 (600 ngàn tấn); 8/12 (600 ngàn tấn) và ngày 15/12 (600 ngàn tấn). Tổng lượng gạo Philippines sẽ gọi thầu trong tháng 12/2009 là 1,8 triệu tấn gạo, cộng với 250 ngàn tấn gạo đã mở thầu, như vậy từ nay tới tháng 4 và tháng 5/2010 nước này sẽ nhập 2,050 triệu tấn gạo, chủ yếu là gạo 25% tấm. Trong đó, Việt Nam là nước có khả năng thắng thầu cao nhất.

Chủ tịch hiệp hội xuất khẩu gạo của Thái Lan mới đây đã tuyên bố, trong 3 gói thầu mà Philippines sắp mở, Thái Lan chỉ tham gia đấu thầu khoảng 300.000 tấn gạo. Thái Lan tham gia ít vì họ dự đoán giá gạo thế giới sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới, có thể lên 1.000 USD/tấn.

Tuy nhiên, các chuyên gia ngành lương thực Việt Nam cho biết: rất có thể đây chỉ "động tác giả" của Thái Lan, và các doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức cẩn thận. Hiện nay, thị trường lúa gạo thế giới đang diễn biến khá phức tạp, các doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức thận trọng, làm thế nào để bỏ thầu không bị "hố giá", cũng không quá cao để bị thất thầu. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hiện rất hoang mang vì không ai biết được diễn biến giá gạo trên thị trường thế giới sẽ như thế nào vì có quá nhiều ẩn số, và tất cả chỉ là dự đoán!

Giá gạo hiện nay so với giá gạo hồi tháng 9/2009 đã lên 2.000 đồng/kg, và mỗi kho chỉ cần thiếu 1.000 tấn gạo thì doanh nghiệp sẽ mất 2 tỷ đồng. Đây đúng là bài toán đau đầu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, vì "sai một ly sẽ đi một dặm".

Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Sóc Trăng, để tránh thua thiệt, khi ký với Philippines, nên chia ra từng gói nhỏ để ký thăm dò như vậy ít rủi ro hơn, như hồi năm ngoái chúng ta lỡ ký bán với số lượng lớn, khi giá gạo trên thị trường thế giới tăng mạnh chúng ta trở tay không kịp, như vậy rất nguy hiểm, vì nếu lỡ ký bán với số lượng lớn mà giá gạo thế giới tăng cao thì doanh nghiệp sẽ lỗ nặng./. Theo TBKT

Xuất khẩu gạo đầu 2011: mùa được giá

Thị trường xuất khẩu gạo sắp bước vào mùa sôi động khi hàng loạt quốc gia có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn sắp mở thầu. Doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhận định: giá gạo sẽ ở mức cao và nhiều khả năng tăng thêm vào đầu năm tới…

Gạo xuất khẩu tăng giá, hy vọng giá lúa cũng tăng theo đem lại lợi ích cho người nông dân.

Nếu như đầu tháng 11 năm ngoái, Philippines chính thức khởi động mở thầu nhập khẩu gạo thì năm nay, dự kiến kế hoạch này chậm lại hơn một tháng.

“3 triệu tấn gạo đông xuân đã có thị trường”

Đánh giá về động thái trên, sáng 30.11, ông Huỳnh Minh Huệ, tổng thư ký hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho rằng sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm đến tiến độ xuất khẩu gạo của Việt Nam những tháng đầu năm 2011. Vì theo ông, nội dung chi tiết về kế hoạch mua gạo năm tài khoá 2011 sẽ được chính phủ nước này công bố vào ngày 6.12 tới. Và có thể trong tháng này hoặc chậm nhất là qua đầu tháng 1.2011, họ sẽ mở thầu nhập khẩu khoảng 1,4 – 2 triệu tấn gạo.

Ngoài Philippines, hai thị trường khác là Indonesia và Malaysia cũng hứa hẹn mang lại sự sôi động cho thị trường gạo vào đầu năm tới. Indonesia, sau hai năm nỗ lực tự túc bằng cách tăng cường sản xuất thì đến cuối năm nay, họ cũng nhập hơn nửa triệu tấn gạo và dự kiến nhập thêm khoảng 700.000 tấn trong tháng 1.2010.

Ngoài ra, có dự báo nguồn gạo tồn kho ở Cuba, các quốc gia châu Phi, Trung Đông còn khá thấp cũng khiến họ phải đẩy mạnh việc mua gạo dự trữ.

Có thể nói, nhu cầu nhập khẩu gạo vào các tháng đầu năm 2011 là rất lớn, trong khi đó, do ảnh hưởng thời tiết hạn hán, mưa bão khiến sản lượng lúa ở nhiều quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu giảm sút.

Đến cuối tháng 10 vừa qua, Thái Lan chính thức thừa nhận vụ mùa chính (đang thu hoạch và kết thúc tháng 3.2011) giảm khoảng 1,6 triệu tấn lúa, từ 23,5 triệu tấn năm ngoái, xuống còn 21,9 triệu tấn và dự kiến năm 2011 chỉ có thể xuất khẩu 8,5 – 9 triệu tấn, thấp hơn 500.000 tấn so năm 2010…

Ấn Độ tuy tồn kho gấp đôi năm ngoái, lên đến hơn 20 triệu tấn, nhưng đứng trước mối lo giá cả tăng cao, lạm phát nên họ phải cân nhắc quyết định tham gia xuất khẩu…

Từ những phân tích nói trên, ông Huỳnh Minh Huệ cho rằng, vào đầu năm tới, trong lúc nhu cầu mua rất lớn thì hầu như chỉ còn Việt Nam là nước duy nhất có khả năng đủ nguồn cung ứng cho thị trường. Philippines, Indonesia hay Malaysia là những thị trường tập trung truyền thống của Việt Nam. Chủng loại gạo họ mua thường là 25% tấm nên chúng ta có nhiều cơ hội bán gạo cho họ. Hơn nữa, các nước này mua gạo từ Việt Nam không chỉ có giá cả cạnh tranh hơn Thái Lan, Pakistan, hay Myanmar mà còn lợi thế về cước vận chuyển rẻ do cự ly gần…

“Tuy các nước chưa mở thầu, nhưng tôi khẳng định hợp đồng xuất khẩu cho toàn bộ sản lượng gạo hàng hoá vụ đông xuân 2011 – khoảng 3 triệu tấn – gần như cơ bản đã có”, ông Huệ tự tin nói như vậy.

Nông dân sẽ có lời cao?

Cho đến cuối tháng 11, lúa gạo hàng hoá ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vẫn ổn định mức khá cao: lúa thu đông trên 6.300 đồng/kg, gạo nguyên liệu từ 8.100 – 8.300 đồng/kg. Hiện giá gạo xuất khẩu cũng đang khá tốt, loại 5% tấm khoảng 500 USD/tấn, 25% tấm trên 450 USD, tăng khoảng 10% so với với một tháng trước.

Nhận định về xu hướng giá trong thời gian tới, ông Phạm Văn Bảy, phó chủ tịch VFA cho rằng, giá gạo sẽ rất khó giảm, vì nhu cầu nhập khẩu gạo rất lớn vào đầu năm sẽ là đòn bẩy để giữ, thậm chí nâng giá cao hơn mức hiện nay. Ngoài yếu tố cung cầu, cơ sở nhận định giá gạo sẽ tiếp tục đứng vững mức cao, theo ông Bảy, còn xuất phát từ nguyên nhân giá thành sản xuất lương thực trên thế giới (bắp, đậu nành, lúa mì…) đã tăng mạnh trong vòng nửa năm nay do tác động từ giá dầu tăng đẩy nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu tăng. Giá thành đầu vào tăng, cộng với những bất ổn về sản lượng đã khiến cho giá hầu hết các mặt hàng lương thực trên thế giới tăng rất mạnh và lúa gạo cũng không nằm ngoài quy luật này.

Còn theo bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, giá thành sản xuất lúa vụ đông đông xuân 2010 – 2011 ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (dự kiến hơn 1,6 triệu ha) cũng sẽ cao hơn năm trước. Hiện nay, giá phân bón tăng trung bình trên 30% so với vụ hè thu và đang có xu hướng tăng nữa do ảnh hưởng tỷ giá, lãi suất và giá thế giới tăng.

Tuy nhiên, với việc thị trường đầu ra sáng sủa, giá gạo thế giới dự kiến đứng vững mức cao thì theo VFA, nông dân có thể yên tâm với giá lúa vụ đông xuân sắp tới.

“Chúng ta không phải lo thị trường, lo giá lúa thấp mà cần xuống giống tối đa diện tích, tập trung đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng lúa”, ông Phạm Văn Bảy khuyến cáo.

Theo SGTT.VN

Giá gạo thế giới có thể tăng gấp 3 trong 18 tháng tới

Nếu khả năng này xảy ra, giá gạo sẽ vượt mức đỉnh cao vào thời kỳ khủng hoảng lương thực thế giới năm 2008 đã gây ra nhiều bất ổn xã hội.
 

Theo tổ chức quản lý tài sản Duxton Asset Management Pte, giá gạo, loại thực phẩm thiết yếu đối với hơn 3 tỷ người trên thế giới, sẽ có thể tăng gấp 3 trong 10 tháng tới bởi nguồn cung hạn chế do lũ lụt tại Thái Lan và nhu cầu gạo tăng cao.

Ông Ed Peter, giám đốc điều hành của Duxton Asset Management, cho rằng: “Mức tăng của giá vàng sẽ cao hơn nhiều so với cổ phiếu.”

Ngân hàng Deutsche Bank AG năm 19% cổ phần của Duxton Asset Management.

Như vậy, nếu dự báo của ông Peter trở thành sự thật, giá gạo sẽ lên vượt mức đỉnh cao vào thời kỳ khủng hoảng lương thực thế giới năm 2008 đã gây ra nhiều bất ổn xã hội.

Ông Kiattisak Kanlayasirivat, chuyên gia tại tổ chức Novel Commodities SA chuyên giao dịch gạo, cho rằng nông dân sẽ có thể trồng gạo nhanh chóng ngay khi lũ lụt giảm bớt.

Ông cho rằng: “Việc giá gạo tăng từ 10 đến 20% đã quá nhiều chứ không nói đến việc tăng gấp đôi hay gấp ba.” Quỹ của ông giao dịch khoảng 1,5 triệu tấn gạo/năm.

Gạo thái trắng loại B 100% vào tháng 5/2008 giao dịch ở mức 1.038USD/tấn. Tuần trước, giá loại gạo này là 551USD/tấn, cao hơn 15% so với cuối tháng 6/2010.

Theo CAFEF.VN
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...