Xuân Giáp Ngọ 2014, Đại lý gạo Miền Tây BÌNH MINH kính chúc toàn thể gia đình các Quý khách hàng lời chúc: SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG. GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - AN KHANG - THỊNH VƯỢNG

25/12/11

Thế giới tăng mua, Việt Nam hết gạo bán

Trong tháng 10 này, một số nước điều chỉnh giá xuất khẩu gạo tăng ít nhất 30% so với tháng. trước Tuy nhiên, vào thời điểm xuất khẩu được coi là có lợi nhất trong năm thì Việt Nam không còn gạo bán…


Càng về các tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu tăng khá mạnh, đẩy giá gạo thế giới lên cơn sốt. Ngay trong tháng 10 này, một số nước như Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ điều chỉnh giá xuất khẩu tăng ít nhất 30% so với cách nay hơn một tháng. Tuy nhiên, vào thời điểm xuất khẩu được coi là có lợi nhất trong năm thì Việt Nam không còn gạo bán…

Giá lúa sẽ không tăng


Từ nay đến cuối năm, Việt Nam hầu như không còn gạo bán trong khi giá gạo thế giới đang tăng khá mạnh. Ảnh: Hoàng Bảy

Hơn hai tuần đầu tháng 10 trở lại đây, theo thừa nhận từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), hầu như không có hợp đồng thương mại nào ký mới. Nguyên nhân một phần do giá gạo xuất khẩu và nội địa biến động thường xuyên, doanh nghiệp sợ bị lỗ nên chưa dám ký hợp đồng. Ngoài ra, với mức giá sàn mà VFA vừa nâng thêm 10 USD/tấn đối với gạo 25% tấm, lên 445 USD; và gạo 5% lên 475 USD/tấn cũng khiến thương nhân nước ngoài dè dặt mua. Như vậy, số lượng gạo có hợp đồng, tính đến cuối tháng 9.2010 là 6,8 triệu tấn mà VFA công bố hôm đầu tháng đến nay vẫn giữ nguyên; trong số này còn khoảng 1,3 triệu tấn chưa giao.

Việc không có nhiều hợp đồng ký mới trong những ngày qua ít nhiều tác động đến thị trường lúa gạo nội địa. Giá lúa hè thu, thu đông không tăng nóng như trong tháng 8, tháng 9 mà giữ mức ổn định từ 5.300-5.600 đồng/kg, gạo lứt hạt dài khoảng 7.300-7.500 đồng/kg.

Một số thương lái cho hay, doanh nghiệp vẫn tìm mua gạo, và thời điểm này chỉ những gia đình khá giả mới còn lúa hè thu bán. Bà Trần Thị Bông, thương lái ở An Giang cho biết lúa thu đông giá trên 5.000 đồng/kg nhưng sản lượng còn ít vì mới có một số địa phương thu hoạch như Kiên Giang, Bạc Lưu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Long An…

“Giá lúa gạo tuy không tăng nhanh như trước nhưng đứng vững ở mức cao. Lúc này thương lái thu gom bao nhiêu thì doanh nghiệp cũng mua hết”, bà Bông nói. Ông Huỳnh Minh Huệ, tổng thư ký VFA cũng cho rằng, hợp đồng ký chưa giao còn nhiều nên doanh nghiệp vẫn phải mua gạo nguyên liệu. Nhiều khả năng sản lượng gạo thu đông, vụ ba (khoảng 1,3-1,5 triệu tấn) còn lại của năm nay chỉ vừa đủ chân hàng hợp đồng đã ký, nguồn dự phòng thiên tai, bão lụt và một ít gối đầu năm sau.

“Từ nay đến cuối năm, việc ký mới các hợp đồng phải hết sức cân nhắc, vì nếu không sẽ gây ra căng thẳng ở thị trường nội địa”, ông Huệ khẳng định.

Thế giới tăng mua, Việt Nam hết gạo bán

Như vậy, một khi doanh nghiệp không bán thêm gạo mà chỉ tập trung mua để giao cho hợp đồng đã ký trước đây (với mức giá thấp hơn 30-50 USD/tấn so với hiện nay) thì cũng đồng nghĩa với việc giá lúa gạo nội địa từ nay đến cuối năm sẽ ổn định như mức hiện nay, ít có khả năng tăng đột biến. Trong khi đó, theo tính toán của Cục Trồng trọt, giá thành lúa thu đông và vụ ba năm nay vào khoảng 3.333 đồng/kg, cao hơn 496 đồng so với vụ đông xuân và 119 đồng so vụ hè thu. Trong trường hợp nông dân bán lúa trên 5.000 đồng/kg thì vẫn có lời trên 30%.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tính toán tốt điểm rơi thị trường xuất khẩu, không bán ồ ạt gạo ra hồi đầu năm ở mức giá quá thấp, thì năm nay, hiệu quả thu được từ xuất khẩu gạo chắc chắn cao hơn nhiều. Ngay ở thời điểm này, trong khi Việt Nam dè dặt bán gạo, thì nhu cầu thế giới lại tăng mạnh. Trong tháng 11 tới đây, Indonesia nhiều khả năng sẽ phải mua thêm 200.000 tấn gạo Việt Nam do kế hoạch đàm phán với Thái Lan thất bại vì giá quá cao (gạo trắng 100% loại B tăng lên 505 USD/tấn giữa tháng 10 so với 475 USD/tấn tháng 9.2010). Cơn bão Megi vừa tràn vào miền bắc Philippines, theo đánh giá của VFA, làm tổn thất nặng vụ lúa sắp thu hoạch nên nhiều khả năng, nước này công bố các đợt thầu từ cuối tháng 11 để nhập 500.000-600.000 tấn gạo vào giữa tháng 12 tới.

Nếu Philippines mở cửa nhập gạo sớm như vậy, chắc chắn thị trường gạo thế giới sẽ xảy ra biến động, nguồn tin từ VFA nhận định. Đồng thời, với việc không còn gạo để bán, Việt Nam hầu như không còn hy vọng kiếm thêm lợi nhuận.

Hình thức trả chậm giúp Cuba mua gạo Việt Nam

Theo Reuters hình thức trả chậm tăng lên một năm rưỡi là một yếu tố quan trọng đang giữ Cuba trong số những nước mua gạo lớn nhất của Việt Nam trong những năm gần đây. Việt Nam cho phép Cuba trả tiền gạo nhập khẩu từ 360 ngày đến 540 ngày sau đó, đang làm quốc gia Đông Nam Á này là nhà cung cấp gạo hàng đầu của Cuba.

Chính phủ Cuba thiếu tiền mặt đã bắt tay vào một chương trình cắt giảm chi phí nhập khẩu bằng cách tăng sản lượng lương thực và họ hy vọng giảm nhập khẩu các mặt hàng chủ lực gạo, đậu và sữa bột 50% vào năm 2013.

Tuy nhiên Bộ Nông nghiệp Việt Nam cho biết nước này đã nhập khẩu 404.000 tấn gạo Việt Nam từ tháng giêng đến tháng 10 năm nay, tăng 16% so với năm trước trong khi giá trị nhập khẩu tăng 44,6% lên 215,8 triệu tấn.

Nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan lên kế hoạch xuất khẩu 6,5 đến 7 triệu tấn gạo trong năm 2012, thấp hơn mức kỷ lục 7,2 triệu tấn dự kiến trong năm nay.

Reuters

17/12/11

Nghịch lý nhà XK gạo Thái tìm nguồn cung từ nước ngoài

Giá gạo trong nước cao đã buộc các nhà xuất khẩu Thái Lan phải tìm kiếm ít nhất 50.000 tấn gạo giá rẻ từ Ấn Độ và Pakistan để giao cho khách hàng. Thái lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, song tình hình hiện nay đang tình hình đang rất khó khăn bởi từ tháng 8 chính phủ đã hứa sẽ tăng mạnh giá thu mua lúa của dân, khiến giá gạo xuất khẩu tăng theo.

“Các nhà xuất khẩu Thái lan đã mua 50.000 tấn gạo Ấn Độ và Pakistan để xuất khẩu cho khách hàng để giữ uy tín”, chủ tịch danh dự của Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái lan, ông Chookiat Ophaswongse cho biết.

“Và có thể họ sẽ phải nhập khẩu thêm nữa nếu giá gạo Thái tiếp tục cao như hiện nay”.

Các nhà xuất khẩu Thái lan mấy tháng qua đã tìm kiếm gạo giá rẻ hơn từ những nước như Campuchia và Việt Nam để giao cho khách hàng Trung Quốc - điều chưa từng làm kể từ 2008, là khi giá gạo tham khảo của Thái lên tới kỷ lục cao 1.080 USD/tấn.

Một công ty Thái Lan đã mua 300 tấn gạo Ấn Độ với giá 650 USD/tấn, CIF, để giao cho khách hàng ở Trung Đông, một nguồn tin thương mại Ấn Độ cho biết.

Thương gia ở New Delhi cho biết: “Khách hàng Thái lan đang mua gạo Ấn Độ để thực hiện những cam kết với khách hàng châu Phi, bởi giá gạo Ấn Độ rẻ hơn 150-200 USD/tấn so với bất cứ nguồn cung nào trên thế giới”.

Với sự cạnh tranh về giá cả và lượng dự trữ khổng lồ, Ấn Độ - nước đã từng cấm xuất khẩu gạo phi – basmati từ cuối năm 2007 tới tháng 9 năm nay, hiện đang có ưu thế nhất trong việc thay thế Thái lan cung cấp gạo cho những khách hàng từ chối giá gạo quá cao của Thái.

Ấn Độ có tới 26,1 triệu tấn gạo dự trữ tính tới 1/11, sau hai năm liên tiếp được mùa.

Gạo basmati của chất lượng hảo hạng của Ấn Độ giá cũng rẻ hơn nhiều so với gạo Thái, chỉ 800 USD/tấn, trong khi gạo thơm loại hảo hạng của Thái giá chào tới 1000 USD/tấn.

Ngoài việc nới lỏng lệnh cấm tư nhân ký hợp đồng xuất khẩu gạo, chính phủ nước này cũng đang khai thác khả năng bán qua các công ty quốc doanh để giải phóng bớt kho dự trữ.

Trong khi giá gạo Thái duy trì ở mức cao mặc dù nhu cầu yếu thì các nhà xuất khẩu Việt Nam bắt đầu giảm giá chào bán để cạnh tranh với gạo Ấn Đọo.

Gạo 100% B của Thái giá vững ở 610 USD/tấn, trong khi gạo 5% tấm giá vững ở 595 USD/tấn.

Gạo 5% tấm của Việt Nam giá giảm xuống thấp nhất 4 tháng, trong khoảng 520-550 USD/tấn, FOB, so với 540-570 USD/tấn một tuần trước đây. Mức giá chào 520 USD/tấn là rẻ nhất kể từ ngày 27/7/2011.

Gạo 25% tấm cũng giảm xuống 480-510 USD/tấn, từ mức 520-530USD/tấn một tuần trước đây.

Một thương gia ở Băngkốc cho biết lúc này giá chào bán gạo Thái Lan chỉ trên giấy tờ, bởi thực tế không có hợp đồng giao dịch. Gạo Thái không thể cạnh tranh với gạo Việt Nam và Ấn Độ.

Chương trình can thiệp của chính phủ đã đẩy giá gạo Thái lên cao nhất kể từ tháng 10/2008, 640 USD/tấn hồi tháng 9.

Xuất khẩu gạo Thái đã giảm gần 50% trong tháng 11 so với cùng tháng năm ngoái, do khách hàng chuyển sang Việt Nam và Ấn Độ.

Xuất khẩu trong tháng 11 chỉ còn 490.000 tấn, so với 957.000 tấn tháng 11 năm ngoái, theo số liệu từ Bộ Thương mại.

Các nhà xuất khẩu Thái lan cho biết giá cao có thể khiến xuất khẩu giảm một nửa vào năm tới, xuống chỉ 5 triệu tấn. Dự báo xuất khẩu năm nay sẽ đạt 10 triệu tấn, nhưng lũ lụt làm gián đoạn xuất khẩu hồi tháng 10 có thể ảnh hưởng tới con số dự báo này.

(T.H – Reuters)

Giá gạo sẽ đạt 642,5 đô la Mỹ/tấn vào cuối năm

Theo kết quả khảo sát của hãng tin Reuters công bố ngày 5-12, đến cuối năm, giá gạo châu Á sẽ tăng thêm 4%.


Cụ thể, theo dự báo của 10 nhà phân tích và doanh nghiệp kinh doanh gạo, vào cuối năm giá gạo trắng 100% loại B của Thái Lan, giá chuẩn cho khu vực châu Á, được dự báo sẽ tăng lên mức 642,5 đô la Mỹ/tấn so với mức 620 đô la Mỹ/tấn hiện nay. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch sẽ bị thu hẹp vì các doanh nghiệp đã ký kết xong các thương vụ cho nhu cầu cuối năm.

Giá gạo tăng ổn định trong quí 4-2011 phần lớn nhờ vào kỳ vọng chính phủ Thái sẽ đẩy mạnh việc thực hiện chính sách mua lúa với giá cao hơn thị trường để hỗ trợ cho nông dân sau trận lũ lụt nghiêm trọng nhất trong vòng 50 năm qua ở Thái Lan.

Chính phủ Thái Lan bắt đầu mua lúa trực tiếp từ nông dân với giá 15.000 baht (480 đô la Mỹ)/tấn từ ngày 7-10, gấp đôi giá thị trường. Đến nay, chính phủ Thái Lan đã mua khoảng một triệu tấn lúa từ nông dân. Giá lúa trên thị trường Thái Lan cũng đã tăng lên 10.000 baht/tấn vào ngày 5-12.

Bộ Thương mại Thái Lan cho biết xuất khẩu gạo của Thái Lan chỉ đạt 628.000 tấn trong tháng 10, giảm mạnh so với mức 890.000 tấn của cùng kỳ năm ngoái do lũ lụt. Ông Kiattisak Kallayasirivat, Chủ tịch của công ty kinh doanh gạo Novel Agritrade (Thái Lan), nhận định khi các nhà xuất khẩu ở Thái Lan chào bán giá gạo cao hơn, giá gạo ở các nước khác cũng tăng theo nhưng sẽ thấp hơn một chút so với giá gạo Thái Lan nhằm thu hút người mua.

Các doanh nghiệp cho biết giá các loại gạo khác cũng tăng. Dự báo vào cuối năm, giá gạo trắng 5% tấm sẽ ở mức 550-580 đô la Mỹ/tấn, còn giá gạo trắng 25% tấm sẽ giao động ở mức 450-500 đô la Mỹ/tấn.

Các doanh nghiệp dự báo các nhà nhập khẩu sẽ tìm kiếm nguồn gạo từ Ấn Độ vì có mức giá rẻ hơn so với gạo Thái Lan và Việt Nam.

Trong năm nay, Ấn Độ có thể xuất khẩu đến bốn triệu tấn gạo nhờ lượng gạo dự trữ của chính phủ dồi dào lên đến 20,3 triệu tấn. Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ sẽ đạt mức từ 450-485 đô la Mỹ/tấn. Đây là mức giá đảm bảo lợi nhuận tốt mà vẫn cạnh tranh so với giá gạo của Thái Lan và Việt Nam.

(Theo Reuters)

Hiệp hội lương thực Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết xuất khẩu gạo

Sáng 5/12, tại Tiền Giang, Hiệp hội lương thực Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết xuất khẩu gạo 11 tháng, cả năm 2011 và kế hoạch quý 1 năm 2012.

 
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam tính đến đầu tháng 12/2011, các doanh nghiệp đã đăng ký hợp đồng xuất khẩu đạt trên 7,3 triệu tấn, tăng hơn 4% so cùng kỳ, đã giao trên 6,7 triệu tấn, giá trị kim ngạch gần 3,3 tỷ USD, tăng 23%. Giá gạo xuất khẩu bình quân gần 490 USD/tấn tăng gần 12% so 2010. Và dự kiến lượng lúa hàng hoá vụ Thu Đông, vụ Mùa và gạo tồn kho gối đầu sang năm 2012 đạt trên 1,2 triệu tấn.

Phát biểu tại cuộc họp, bên cạnh việc lưu ý vụ lúa Đông Xuân diện tích gieo cấy lúa IR50404 đang chiếm tỷ lệ cao, nếu thị trường bất ổn sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo cấp thấp của Việt Nam; định hướng hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng thị trường; chú ý sản xuất gạo hạt dài, gạo thơm...

Theo VOH

6/12/11

Gạo độc ở Trung Quốc

Tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Xu Limin đang đi mua gạo ở cửa hàng thực phẩm hữu cơ, cô không muốn mua phải gạo trồng ở miền nam Trung Quốc. "Tôi không quá kén chọn về từng loại thực phẩm, nhưng riêng gạo lại là thứ quan trọng nhất, tôi muốn mua loại gạo sạch nhất" - Xu nói. Cô năm nay 28 tuổi, đang là nhân viên văn phòng tại Bắc Kinh. "Ai cũng biết rằng gạo ở miền nam bị nhiễm độc, nên tôi muốn mua gạo ở miền bắc, hoặc thậm chí là nhập khẩu" - Xu nói.

Chỉ tính riêng trong phạm vi vấn đề an toàn thực phẩm, gạo bị nhiễm độc cũng có thể là vấn đề lớn nhất. Gạo là loại lương thực chủ lực, gắn liền với lịch sử, văn hóa và tất cả những gì thuộc về Trung Quốc.

Mặc dù việc trồng lúa tại Trung Quốc đang giảm do đất nước trở nên giàu có hơn và đô thị hóa, Trung Quốc vẫn sản xuất gần 1/3 sản lượng gạo thế giới. Họ cũng là quốc gia tiêu thụ gạo nhiều nhất.

Do vậy, khi các báo cáo hồi đầu năm đề cập tới việc hơn 10% lượng gạo sản xuất trong nước và tổng số 12 triệu tấn thóc lúa có thể bị nhiễm kim loại nặng do đất ô nhiễm, người tiêu dùng hết sức lo ngại.

Rất nhiều người như Xu nghe được tin đồn về các loại gạo bị nhiễm bệnh. Xu nói rằng cô không bị sốc khi đọc các báo cáo, nhưng các báo cáo này đã khẳng định các nghi ngờ của cô là đúng. Điều đó khiến cô tìm kiếm các loại gạo đắt hơn và đặc thù hơn. Cũng giống như các loại thực phẩm khác tại Trung Quốc, rất khó có thể nói cho đích xác nguồn gốc của thực phẩm và liệu chúng có bị nhiễm độc hay không.

"Gạo ở miền bắc thường ngắn hơn, dày hạt hơn và chất hơn" - Xu chia sẻ kinh nghiệm chọn gạo.

Báo cáo về gạo nhiễm độc đã thu hút rất nhiều sự chú ý trong tháng Hai vừa qua, khi các phương tiện truyền thông của Trung Quốc nhấn mạnh vào các nghiên cứu khoa học cho thấy 10% gạo trong nước nhiễm chất catmi. Thứ kim loại nặng độc hại này được cho là đã bị lắng đọng trong các thửa ruộng màu mỡ ở miền nam đất nước và có nguồn gốc từ nước cống và rác thải công nghiệp.

Các tạp chí điều tra của Trung Quốc nhấn mạnh vào các trường hợp điển hình tại các ngôi làng, nơi mà toàn bộ dân cư đều bị ảnh hưởng từ các loại cây trồng kém chất lượng. Tại một ngôi làng ở tỉnh Quảng Tây, các nông dân đã mô tả kỹ lưỡng về một hiện tượng nhiễm độc chất catmi, gây nên bệnh đau xương và đau khớp trầm trọng. Ngoài ra, nó còn có thể gây tổn thương thận.
Phản ứng dữ dội của công chúng về loại gạo độc này cũng nhanh chóng được dập tắt sau khi chính quyền hứa hẹn sẽ có các giải pháp bền vững để giải quyết vấn đề này.

Năm 2008, các nhà khoa học tại Đại học Nông nghiệp Nam Kinh đã thực hiện một nghiên cứu mang tính bước ngoặt về gạo. Tuy nhiên, họ đang từ chối nói thêm về vấn đề này, và nói rằng các thông tin đã được đưa công khai và không có gì để nói thêm.

Các chuyên gia về an ninh thực phẩm cho biết gạo bị nhiễm độc mới chỉ là phần nổi của tảng băng và chỉ ra các vấn đề lớn hơn trong nguồn cung thực phẩm.

Guo Hongwei - một nhà nghiên cứu về thực phẩm và dinh dưỡng tại Đại học Phục Đán tại Thượng Hải - cho biết: gạo bị nhiễm độc là một đề tài hóc búa và khó giải quyết bởi mức độ ô nhiễm đang ở mức cao nhất tại các nguồn nước, trang trại và rất khó để có thể nói rằng những gì tác động lên hạt gạo có thể sẽ xảy ra với người tiêu dùng ở cuối chuỗi cung ứng.

Fan Zhihong - một luật sư nổi tiếng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm - bình luận: gạo nhiễm độc là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

"Bạn không thể nói chỉ bằng cách nhìn và thậm chí bạn không thể nếm chúng" - Fan nói. "Đó còn tùy thuộc vào các cơ quan an toàn thực phẩm quan tâm tới việc này tới đâu. Nhưng những thành phần như catmi không thường xuyên được kiểm tra trong suốt quá trình giám sát, điều này khiến cho sự việc nguy hiểm hơn vì không có ai giám sát".

Vai trò của gạo với tư cách là thực phẩm chính cho gần 2/3 dân số Trung Quốc đồng nghĩa với việc người tiêu dùng không thể chuyển đổi dễ dàng sang một loại khác khi họ lo ngại về vấn đề này.

"Gạo rất khó để thay thế" - Fan nói. "Bạn có thể chuyển đổi sang một loại hoa quả hoặc cá khác nếu như một loại nào đó bị cho là nhiễm độc. Nhưng bạn không thể nhịn ăn cơm được lâu".

Fan nói rằng giải pháp nằm ở chỗ thông tin tốt hơn cho người dân và bảo vệ môi trường. Nếu người tiêu dùng hiểu rõ mối liên hệ giữa ô nhiễm và vấn đề thực phẩm, họ sẽ bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề môi trường.



Nguon vietnamnet

Nông sản biến đổi gen: Cẩn thận những hệ lụy

Tiến sĩ Nông học Nguyễn Quốc Vọng, Việt kiều Úc, cho rằng việc Việt Nam phát triển nông sản biến đổi gen phải cân nhắc các hệ lụy và xét thêm về mặt thương mại.
 
 

Đầu tháng 11.2011, thông tin trên các phương tiện truyền thông Nhật cho biết, bánh phở làm từ gạo của một công ty Việt Nam xuất sang Nhật có chứa chất biến đổi gen. Ngay lập tức, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định: “Việt Nam không cho phép nhập khẩu và kinh doanh gạo biến đổi gen nên rất khó có khả năng gạo này lọt vào và có mặt tại thị trường trong nước”. Từ vụ việc này, Tiến sĩ Nông học Nguyễn Quốc Vọng, Việt kiều Úc, người có hơn 30 năm làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp Úc và Nhật, đặt vấn đề: với cách đầu tư và làm nông nghiệp hiện nay của Việt Nam thì tương lai cho những sản phẩm nông sản xuất khẩu sẽ còn gặp tiếp những khó khăn nào?

Theo ông, thông tin Nhật phát hiện chất biến đổi gen trong bánh phở của một doanh nghiệp Việt là đúng hay sai?

Mỗi khi nhận được cảnh báo, ngay lập tức phải xét xem bánh phở mình có chất biến đổi gen không đã. Bởi trong trong quá trình chế biến, việc sử dụng thêm những phụ gia như dầu ăn, hoặc trộn một chút các loại bột khác là điều có thể xảy ra. Kinh nghiệm cho thấy một khi đã công khai công bố như vậy, phía Nhật đã có sẵn câu trả lời rồi: đó là ngưng nhập khẩu bánh phở từ Việt Nam. Nói vậy là vì vào năm 2009, khi Nhật thông báo gạo xuất khẩu qua Nhật của Việt Nam có chứa thuốc bảo vệ thực vật (chất acetamiprid) quá ngưỡng cho phép, dù phía Việt Nam có phản ứng như thế nào, Nhật vẫn ra lệnh ngưng nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Năm đó, chúng ta mất thị trường gạo Nhật, tức là mất hơn 200.000 tấn gạo thơm, với giá cao hơn nhiều lần so với gạo thường.

Vậy theo ông, doanh nghiệp Việt xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật cần chú trọng điều gì?

Nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam từ nay phải chú trọng 3 điều: Thứ nhất là, phải biết thị trường Nhật không chấp nhận thức ăn biến đổi gen. Đây không phải là điều mới lạ. Từ lâu chúng ta đã biết Nhật và châu Âu là 2 thị trường khó tính về chất lượng, đặc biệt rất nhạy cảm với thức ăn biến đổi gen. Thứ hai, cả Nhật, châu Âu, Úc và có lẽ nhiều doanh nghiệp nhập khẩu khác trên thế giới từ nay sẽ rất thận trọng với hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam. Và cuối cùng là vì tình hình thức ăn biến đổi gen của Việt Nam từ nay sẽ vô cùng phức tạp, nên các nông dân và doanh nghiệp Việt Nam cần phải ý thức điều đó để nghiêm chỉnh rà soát tất cả đầu vào, đảm bảo hàng của mình không có chất biến đổi gen.

Sau cây ngô mà Chính phủ đã có chủ trương phát triển biến đổi gen, theo ông, những cây nào nên tiếp cận công nghệ này?

Tôi nguyên là cán bộ của Bộ Nông nghiệp bang New South Wales ở Úc. Chính phủ Úc nhận định rằng phát triển và ứng dụng các giải pháp công nghệ sinh học vào nông nghiệp là con đường tất yếu, đầy triển vọng với một thị trường thế giới to lớn. Úc sẽ mất 1,8-7 tỉ USD nếu không tham gia vào thị trường này. Chính vì vậy mà Úc đã rất tích cực nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt trong ngành dược học. Tuy nhiên, trong nông nghiệp thì khác. Mặc dù đã cho phép nghiên cứu và trồng thử cây biến đổi gen, nhưng Úc cũng chỉ bó gọn trong 3 loại: cải dầu, bông vải và hoa cẩm chướng. Không có thứ nào trực tiếp làm thức ăn cả.

Việt Nam là nước xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm. Khách hàng Việt Nam chủ yếu là Nhật và châu Âu. Cho nên việc phát triển thực phẩm biến đổi gen cũng phải nên cân nhắc thêm về mặt thương mại. Tôi rất muốn thấy Việt Nam tích cực đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học. Nhưng đối với việc Chính phủ Việt Nam cho phép phát triển cây ngô, đậu tương biến đổi gen thì tôi thấy rõ một hệ lụy rất to lớn. Đó là các ngành thủy sản, thịt lợn, thị gia cầm (là những thứ cần thức ăn ngô và đậu tương) cho xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi vì khách hàng nhập khẩu thủy sản của ta phần lớn là Nhật và châu Âu.

Việt Nam có nên phát triển lúa biến đổi gen?

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã nói: “Hầu hết các giống lúa của chúng ta do các nhà khoa học Việt Nam làm ra. Hiện nay năng suất của chúng ta cao hàng đầu trên thế giới”. Cho nên lấy lý do dùng giống lúa biến đổi gen để tăng năng suất sợ rằng không ổn. Tại sao lại nghĩ đến chuyện phát triển gạo biến đổi gen khi chúng ta chưa gặp vấn đề nào quá khó khăn về giống và phương pháp canh tác?

Bộ Nông nghiệp Mỹ đã từng kết luận “việc Mỹ mất thị phần ngô ở thị trường châu Âu là kết quả từ những vấn đề liên quan đến công nghệ biến đổi gen”. Vậy có ai trong chúng ta dám hy sinh cuộc sống của hàng triệu nông dân trồng lúa Việt Nam để thử một mặt hàng mà hiện nay chưa có nhu cầu nhưng hết sức nhạy cảm cho xuất khẩu như thế không?

Tuy nhiên ở đây cũng xin mở một dấu ngoặc, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Liên hiệp Quốc đã cảnh báo, trong thế kỷ này, nếu không có những hoạt động tích cực ngăn ngừa, mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng lên khoảng 30 -100 cm và như vậy gần như toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long sẽ chìm trong nước. Tạo được giống lúa sống được trong lũ và nước mặn là đề tài nhiều nhà khoa học trong đó có Việt Nam đang nghiên cứu. Có thể giống lúa chống lũ, chống mặn năng suất cao, chất lượng tốt lý tưởng đầu tiên sẽ là giống lúa biến đổi gen. Trong trường hợp chỉ còn duy nhất một con đường để chọn, Việt Nam cần phải cân nhắc về việc có nên phát triển giống lúa biến đổi gen hay thứ khác, ví dụ nuôi tôm?

Vậy quan điểm của ông về phát triển cây biến đổi gen tại Việt Nam thế nào?

Úc là một nước công nghiệp nên nông nghiệp giữ vai trò khiêm tốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên trong nông nghiệp, chiến lược của Úc là phát triển nông nghiệp cho xuất khẩu nên khách hàng là quan trọng hàng đầu hướng dẫn việc Úc nghiên cứu và phát triển thứ gì. Do vậy các nhà khoa học Úc nghiên cứu, điều tra thị trường nhập khẩu xem có chấp nhận thức ăn biến đổi gen hay không. Kết quả là chỉ có bông vải và cải dầu biến đổi gen được cho phép trồng.

Việt Nam là một nước nông nghiệp, gần 30% trong số 79 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là nông thủy sản. Chúng ta là đại gia xuất khẩu gạo, tôm, cá tra, những mặt hàng đem hàng tỉ USD về cho đất nước. Hội nhập là hòa nhập, mở rộng với thị trường quốc tế, là nâng chất lượng sản phẩm Việt Nam mở rộng khắp năm châu. Không ai nói hội nhập là phải có cây, thức ăn biến đổi gen. Ở Úc, Mỹ và Nhật, người tiêu dùng cho rằng nông sản chất lượng cao là sản phẩm sản xuất theo phương pháp hữu cơ, không ai trong họ nói cây biến đổi gen có chất lượng cao cả, trừ trong ngành dược học.

Nhịp cầu đầu tư

Nhật Bản mở rộng việc cấm bán gạo nhiễm phóng xạ

ANTĐ - Ngày 29-11, các nhà chức trách Nhật Bản đã ra lệnh cấm nông dân tại 2 địa phương ở Fukushima không được bán gạo của họ sau khi phát hiện ra mức độ phóng xạ Cesium quá nhiều.

  

Một số mẫu gạo bị phát hiện có hàm lượng Cesium 137 cao gấp 4 lần so với mức cho phép, vào khoảng 2000 Bq/kg.

Một phát ngôn viên của chính phủ cho biết: “Ngày hôm nay chúng tôi đã lệnh cho Thống đốc Fukushima ngăn cấm việc tiếp thị sản phầm gạo của 2 địa điểm thuộc thành phố Date trong năm nay”. Bị ảnh hưởng từ lệnh cấm này có khoảng 300 điểm xuất khẩu lúa từ 2 vùng này, bên cạnh 154 trang trại lúa của Onami (thuộc quyền quản lý của Fukushima) đã bị áp dụng lệnh cấm hôm 17-11 vừa qua.

Các đo lường mới nhất về gạo trong khu vực Fukushima và Date cho thấy hàm lượng phóng xạ Cesium đã vượt quá mức giới hạn 500 Bq/kg.

Ngoài ra, chính quyền Fukushima đã yêu cầu 2381 nông dân từ 2 khu vực Nihomatsu và Motomiya dừng việc vận chuyển gạo của họ trong khi chờ chỉ thị mới. 1941 nông dân tại 4 địa điểm của Date cũng được chỉ đạo ngăn chặn các chuyến hàng cho tới khi có thêm các cuộc kiểm tra.

Các vùng nông thôn thuộc Fukushima, vựa lúa thứ 4 của Nhật Bản đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi vụ nổ phóng xạ tại nhà máy Fukushima trong trận động đất và sóng thần ngày 11-3 tại miền Đông Bắc nước này.

Những cuộc thử nghiệm đầu tiên trên mẫu đã từng khiến chính quyền thành phố vội vã vui mừng về chất lượng và sự đảm bảo của sản phẩm địa phương, tuy nhiên những cuộc kiểm tra sát sao hơn sau đó cho thấy sự chênh lệch đáng kể về mức độ nhiễm xạ tùy thuộc vào khu vực canh tác. Một số mẫu thử cho kết quả hàm lượng Cesium 137 cao gấp 4 lần mức cho phép, vào khoảng 2000 Bq/kg.

Theo Lemonde

Gạo Việt Nam không chứa chất biến đổi gien

(SGGP).- Ngày 5-12, tại cuộc họp giao ban xuất khẩu gạo tháng 12-2011 diễn ra ở Tiền Giang, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khẳng định, gạo Việt Nam không chứa chất biến đổi gien (GMO). VFA đã gửi công văn đến các bộ liên quan để khẳng định vấn đề này.

VFA cho biết, sau khi kiểm tra lại tất cả các mẫu nguyên liệu làm bánh phở của Công ty Bích Chi (Đồng Tháp) xuất khẩu sang Nhật Bản tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, kết quả không có chất GMO. Theo nhà nhập khẩu Nhật Bản, Sở Kiểm dịch đã cho phép tiêu thụ 320 thùng bánh phở trong số 970 thùng bị giữ lại trước đó, vì số hàng này không có thành phần tinh bột khoai mì.

VFA cho biết đến cuối tháng 11-2011 đã xuất khẩu hơn 6,7 triệu tấn gạo trong số 7,35 triệu tấn gạo đã ký.

Dự kiến, tháng 12-2011 sẽ xuất khẩu 300.000 tấn. Dù số lượng không tăng nhiều (7,5%) nhưng giá trị kim ngạch lại tăng mạnh (hơn 23%). Giá xuất khẩu bình quân tăng 62 USD/tấn, đạt 488,6USD/tấn. Như vậy, năm nay ngành gạo cơ bản đạt chỉ tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,7 tỷ USD. 
 
Công Phiên

Xuất khẩu gạo vụ đông xuân sẽ gặp khó

Ngày 5.12, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức họp giao ban xuất khẩu tại Tiền Giang. VFA cho biết, đến cuối tháng 11 các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 6,7 triệu tấn gạo trong số 7,35 triệu tấn gạo đã ký.

Trong tháng 12 dự kiến xuất khẩu thêm 300.000 tấn. Như vậy, năm nay cơ bản đạt chỉ tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,7 tỉ USD. Tuy nhiên, VFA dự báo thị trường xuất khẩu gạo đầu năm 2012 không thuận lợi do gạo cùng phẩm cấp 5% tấm của Ấn Độ và Pakistan rẻ hơn gạo Việt Nam 120-150 USD/tấn.

Ngoài ra gạo của Myanmar còn rẻ hơn nữa. Như vậy đầu ra cho vụ đông xuân tới ở ĐBSCL có thể bị hạn chế và các nước nhập khẩu sẽ căn cứ vào giá của Ấn Độ để ép ngược lại với doanh nghiệp Việt Nam.

* Liên quan đến trường hợp sản phẩm bánh phở của Công ty Bích Chi (Đồng Tháp) xuất khẩu sang Nhật bị đình trệ vì phía Nhật phát hiện có chất biến đổi gien (GMO), VFA khẳng định gạo Việt Nam không có chất GMO và đã gửi công văn lên các bộ liên quan thông qua đường ngoại giao thông báo cho Nhật Bản.

Trong lúc đó, Cục An toàn y tế và thực phẩm Nhật Bản cũng thông báo các sở kiểm dịch có sự điều chỉnh chất GMO được tìm thấy là chất CpTI thay vì Cry I Ac như thông báo trước đây. Do đó Sở Kiểm dịch đã cho phép tiêu thụ 320 thùng bánh phở trong số 970 thùng bị giữ lại trước đó.

Quang Thuần

13/11/11

Nâng cao giá trị gạo Việt

TT - Chỉ có xây dựng được thương hiệu gạo VN mới có thể nâng cao giá trị xuất khẩu gạo VN trong tương lai, đồng thời nâng cao thu nhập của người trồng lúa.
Khách tham quan khu hội chợ triển lãm trong khuôn khổ Festival lúa gạo lần 2 tại Sóc Trăng - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Nhiều chuyên gia khẳng định như vậy tại hội thảo “Định vị thương hiệu gạo Việt” trong khuôn khổ Festival lúa gạo VN lần thứ hai tại Sóc Trăng 2011 ngày 9-11.

Khoảng trống thị trường
"Chúng tôi muốn gạo ngon cụ thể chứ không gọi gạo thơm chung chung. Không thể đánh đồng thị trường gạo thơm như gạo thường. Khách hàng đòi hỏi chất lượng cao nhưng phải đồng đều, đừng bao giờ pha trộn cho dù là vô tình hay cố ý."

Ông Lam Sai Ho (phó chủ tịch Golden Resources Development International Ltd, Hong Kong)

Phát biểu tại hội nghị, GS Bùi Chí Bửu - viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam - cho biết VN và Thái Lan chiếm áp đảo trong tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới, nhưng so với gạo Thái, cái mà VN thiếu chính là thương hiệu quốc gia cho gạo VN.

Trong khi Thái Lan có các loại gạo nổi tiếng như gạo đồ, gạo hom mali... và được bày bán tại các chuỗi siêu thị nhiều nước trên thế giới thì gạo VN vẫn chỉ bán theo dạng thô phân chia bởi phẩm cấp (5%, 15%... tấm). Thế nhưng tình thế hiện nay trên thị trường gạo thế giới cũng như bản thân ngành gạo trong nước đã có những bước chuyển quan trọng để VN phát triển thương hiệu và định vị lại hình ảnh của hạt gạo Việt.

Đầu tiên đó chính là khoảng trống thị trường mà Thái Lan tạo ra do chính sách nâng giá mua lúa gạo nội địa của họ. Ông Venkatram Subramanian, phó chủ tịch tổ chức The Rice Trader, cho rằng VN đang có cơ hội lớn trên thị trường. Dù một số thị trường giảm vì gạo Ấn Độ nhưng được thay thế bằng thị trường của Thái Lan do nước này tăng giá.

Còn ông Chookiat Ophaswongse, chủ tịch danh dự Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan, cho biết nếu thực hiện tăng giá lúa nội địa đúng như cam kết thì giá gạo trắng xuất khẩu của Thái Lan sẽ tăng lên mức 750-800 USD/tấn, trong khi gạo thơm chất lượng cao có thể lên đến 1.400 USD/tấn. Đây là điều đáng lo ngại cho ngành xuất khẩu gạo của Thái Lan vì khách hàng sẽ không chấp nhận và đi tìm thị trường khác. “Có lẽ chúng tôi phải dọn nhà qua VN để làm việc” - ông Chookiat nói vui.

Tạo điểm khác biệt

Tuy nhiên, cùng với cơ hội từ việc suy giảm trong xuất khẩu của gạo Thái, VN cũng chịu áp lực rất lớn từ các đối thủ bán gạo giá rẻ và các đối thủ mới. Hiện Ấn Độ và Pakistan bán gạo thấp hơn của VN khoảng 100 USD/tấn nên họ đang chiếm lĩnh thị trường gạo châu Phi. Các nước mới gia nhập thị trường gạo xuất khẩu như Campuchia, Myanmar cũng đi theo chiến lược giá rẻ.

Chính vì vậy, theo nhiều chuyên gia, để cạnh tranh VN cần tạo điểm khác biệt chính là chất lượng gạo. TS Võ Hùng Dũng, giám đốc Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) tại Cần Thơ, cho biết chất lượng lúa gạo của VN đã được cải thiện rõ rệt trong thời gian gần đây do công tác chọn giống, cơ giới hóa thu hoạch và đầu tư công nghệ xay xát. Hậu cần (logistics) cho ngành gạo của VN đã phát triển vượt bậc trong mười năm qua mà nhiều đối thủ của chúng ta như Ấn Độ, Pakistan, Campuchia hay Myanmar chưa thể theo kịp. “Có lúa gạo để bán mới chỉ là bước đầu, có thể giao hàng đúng tiến độ hay không mới làm tăng niềm tin của đối tác. VN đã có thể giao tới 800.000 tấn gạo trong một tháng và có thể nâng lên đến 1 triệu tấn/tháng” - TS Dũng cho biết.

Ngoài ra theo ông Huỳnh Minh Huệ - tổng thư ký Hiệp hội Lương thực VN (VFA), sản lượng gạo của VN trong năm năm tới sẽ không tăng lên do mất đất canh tác vì đô thị hóa, nước biển dâng và thiếu nước bởi các đập ở thượng nguồn vào mùa khô. Do đó, mục tiêu mà VN xuất khẩu gạo trong năm năm tới chỉ ở mức 6,5-7 triệu tấn. Với lượng xuất khẩu gạo không tăng, VN buộc phải thay đổi chiến lược gạo xuất khẩu, xây dựng thương hiệu tập trung vào phân khúc chất lượng cao để nâng cao giá trị xuất khẩu.

Quan trọng là lợi ích của nông dân

TS Võ Hùng Dũng cho rằng vị trí là nước xuất khẩu gạo số 1 hay số 2 thế giới không quan trọng, vấn đề là lợi ích của nông dân, an ninh lương thực của quốc gia có đảm bảo được hay không. Các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu gạo VN một cách đồng bộ ở cả ba cấp: quốc gia, công ty và các sản phẩm gạo riêng biệt. Ngoài ra, các công ty nên đa dạng hóa xuất khẩu nhiều sản phẩm từ gạo chứ không chỉ có gạo thông thường để nâng cao giá trị.

Ông Lam Sai Ho - phó chủ tịch Golden Resources Development International Ltd, nhà nhập khẩu gạo hàng đầu của Hong Kong - cho rằng, đây là thời điểm chín muồi để VN thâm nhập thị trường gạo thơm của thế giới do gạo VN rất cạnh tranh với gạo Thái Lan.

Theo ông Ho, trước đây gạo Thái Lan chiếm 80% tổng lượng gạo nhập khẩu Hong Kong. Nhưng kể từ năm 2010 gạo Thái Lan chỉ còn trên 60%, gạo từ VN trước đây chưa tới 3% nay lên tới 18% do gạo VN chất lượng và giá cạnh tranh hơn. “Với điều chỉnh chính sách từ Thái Lan trong thời gian tới thì xu hướng này vẫn còn tiếp tục. Các bạn đừng bỏ qua cơ hội này nhưng phải có cách tiếp cận dài hạn vì không chỉ có Hong Kong mà sau đó là cả thị trường Trung Quốc nội địa” - ông Ho phân tích.

Ông Ho cho biết thêm sản phẩm gì bán được ở Hong Kong sẽ bán chạy ở Trung Quốc. Đó là một thị trường phát triển mạnh vì mức sống nâng cao, người dân muốn ăn loại gạo ngon hơn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều người Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao hơn cả Singapore và Hong Kong để mua gạo ngon, đặc biệt là gạo jasmine. Và xu hướng này còn tiếp tục là tiềm năng tốt cho gạo VN.

VN thay đổi vì khách hàng thay đổi

Ông Phạm Quang Diệu, kinh tế trưởng Công ty phân tích thị trường Agromonitor, cho biết VN cũng phải thay đổi chiến lược và chủng loại gạo xuất khẩu do các khách hàng đã thay đổi luật chơi. Philippines giảm mạnh lượng nhập khẩu (tuyên bố chỉ nhập 860.000 tấn), đánh tiếng tìm nhiều nguồn nhập khẩu từ Thái Lan, Campuchia..., cho phép tư nhân tham gia nhập khẩu và lựa chọn thời điểm để tham gia thị trường. Không chỉ Philippines, nhiều quốc gia nhập khẩu khác cũng sẽ thay đổi cách làm trước đây. VN, theo đó, cũng buộc phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Nguon tuoitre.vn

Làm gì để nâng cao giá trị chuỗi lúa gạo Việt Nam?

Chủ nhật, 13/11/2011 10 giờ 27 GMT+7

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2011, lượng gạo xuất khẩu dự kiến đạt 7,5 triệu tấn, ước đạt 3,7 tỉ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Tại hội thảo quốc tế: “Con đường phát triển lúa, gạo chất lượng cao- Việt Nam” do Bộ NN&PTNT tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động Festilval lúa gạo Việt Nam lần II tại Sóc Trăng, nhiều diễn giả cho rằng: Giá trị lúa gạo Việt Nam sẽ khó tăng mạnh thêm nhờ tăng năng suất, sản lượng..., chất lượng và giá trị lúa gạo Việt Nam còn phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt giữa các nước xuất khẩu. Do vậy, để nâng cao giá trị chuỗi lúa gạo, cần phát triển lúa gạo chất lượng cao (CLC) và đẩy mạnh hiện đại hóa sản xuất...

Khách tham quan tìm hiểu các sản phẩm gạo đặc sản, cao cấp tại Hội chợ triển lãm Festival lúa gạo Việt Nam lần II tại Sóc Trăng. Ảnh: V. CÔNG

Do đã từng xảy ra tình trạng các loại gạo cấp thấp giá rẻ lại khó tiêu thụ nên những năm qua nhiều địa phương trong nước, đặc biệt là ở ĐBSCL đã quan tâm phát triển sản xuất các loại gạo CLC. Đến nay, việc sản xuất lúa CLC đã chiếm từ 60-70%, thậm chí 90% trong cơ cấu giống sản xuất lúa tại nhiều địa phương ở ĐBSCL. Tuy nhiên, thực tế cho thấy do quá trình sản xuất bộc lộ nhiều hạn chế, nên dù sử dụng giống CLC, nhưng lúa gạo của nhiều nông dân làm ra chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Điều này cũng đồng nghĩa với giá bán lúa của nhiều nông dân chưa được cải thiện. Ngoài ra, chưa kể tình trạng nhiều nông dân chưa có điều kiện tiếp cận với các giống lúa tốt, đảm bảo chất lượng. Theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh,Viện Trưởng Viện lúa ĐBSCL, gạo CLC Việt Nam đang hướng đến là các loại gạo trắng, dài hạt trong, ít bạc bụng (gạo 5% tấm, 15% tấm) để nâng cao giá trị, hạn chế sản xuất các giống lúa cho gạo cấp thấp và trung bình. Riêng đối với gạo thơm đặc sản và gạo cấp cao, thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng và khả năng cạnh tranh với gạo Thái Lan còn hạn chế, nên trước mắt chỉ nên phát triển ở mức 15-25% trong cơ cấu giống.

Để phát triển con đường lúa gạo CLC, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý cho rằng: Bên cạnh những cơ chế, chính sách cho nông dân trồng lúa, ngành nông nghiệp cần đầu tư lớn thủy lợi, giao thông vùng trồng lúa, công tác giống và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho rằng: “Muốn nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam, đặc biệt khi gia nhập thị trường thế giới, vấn đề sản xuất ra hàng hóa số lượng lớn, chất lượng đồng đều đang là một trở ngại lớn. Giải quyết vướng mắt này, việc quy hoạch, tổ chức lại sản xuất, liên kết “4 nhà” là một vấn đề được đặt ra. Theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, ngành nông nghiệp đã đưa ra mô hình nông hộ nhỏ, cánh đồng mẫu lớn để cuối cùng nông dân có được tập quán sản xuất liên minh, liên kết hợp tác để ra cánh đồng lớn. Thực hiện được vấn đề này mới làm được hạt gạo chất lượng tốt. Theo PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, ngoài việc chuyển đổi cơ cấu giống theo hướng năng suất, CLC, chống chịu được sâu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện đất phèn, mặn, vấn đề chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cần được xem là nhân tố tác động, thúc đẩy sản xuất lúa gạo CLC. Bởi cơ cấu mùa vụ chịu tác động của điều kiện thời tiết, khí tượng thủy văn và là yếu tố quyết định trong việc giảm áp lực rầy nâu cũng như các loại dịch hại khác. Trong sản xuất lúa 3 vụ, áp lực sâu bệnh sẽ ngày càng gia tăng, nên sắp xếp lịch thời vụ phải tập trung và thời gian xuống giống của mỗi vụ cũng phải ngắn lại. Ông Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Trong phát triển thương hiệu lúa thơm Sóc Trăng, ngành nông nghiệp Sóc Trăng đặc biệt chú trọng đến sự hợp tác giữa “4 nhà”. Về góc độ quản lý Nhà nước, chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân khâu mua máy gặt đập liên hợp, hỗ trợ sản xuất giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng, cấp “Chứng nhận nhãn hiệu gạo thơm Sóc Trăng”, cấp kinh phí cho Dự án xây dựng mô hình phát triển giống lúa thơm mới... Song song đó, chính quyền địa phương luôn làm tốt vai trò là chất keo kết nối nông dân - doanh nghiệp-kỹ thuật - tín dụng...”.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần, sản xuất lúa đạt CLC, sản xuất theo chuỗi giá trị để đảm bảo hài hòa các lợi ích giữa người nông dân, doanh nghiệp, các bên liên quan và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường đang là hướng đi cần được thúc đẩy bằng các giải pháp tổng hợp. Trong đó, công tác giống, kỹ thuật sản xuất, công nghệ sau thu hoạch phải được đặc biệt quan tâm. Phát triển theo xu hướng này, thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung hỗ trợ về khoa học công nghệ, đầu tư hạ tầng nông nghiệp và tiếp tục có các ưu đãi về lãi suất tiền vay cho nông dân đẩy mạnh hiện đại hóa sản xuất. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần nhấn mạnh: “Sản xuất theo chuỗi giá trị để đảm bảo hài hòa các lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến, lưu thông phân phối và thị trường. Làm được như thế cộng thêm sự hỗ trợ khoa học công nghệ của Chính phủ, của Bộ NN&PTNT, Việt Nam chắc chắn sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho hạt gạo”.

VĂN CÔNG - MỸ THANH
 

"Bát cơm" quốc gia và chiến lược cho ngành lúa gạo

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 12,25% diện tích tự nhiên cả nước, nhưng diện tích trồng lúa chiếm đến 46,8% diện tích trồng lúa cả nước. Vừa đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực quốc gia, vừa giữ vững vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển. Để giữ vững vai trò “bát cơm” quốc gia, ĐBSCL cần một tầm nhìn chiến lược cho ngành lúa gạo.



Cơ giới hóa khâu thu hoạch là một trong những giải pháp nâng cao chuỗi giá trị hạt gạo.

“Bát cơm” và chiến lược phát triển 
 
 Năm 1989, vựa lúa ĐBSCL đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết bài toán an ninh lương thực quốc gia và trở lại tham gia thị trường xuất khẩu gạo thế giới. Năm 1990, toàn vùng sản xuất được 9,48 triệu tấn lúa hàng hóa và lượng gạo xuất khẩu đạt 1,46 triệu tấn; đến năm 2000, lượng gạo xuất khẩu tăng lên mốc 3,39 triệu tấn, với sản lượng lúa hàng hóa đạt 17,6 triệu tấn. Đến năm 2010, sản lượng lúa ĐBSCL vượt lên mức 21,5 triệu tấn, đây là tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa của vùng và cũng là “năm vàng” xuất khẩu gạo, với lượng gạo xuất khẩu đạt trên 6,89 triệu tấn, kim ngạch thu về 3,25 tỉ USD. Từ một quốc gia thiếu ăn, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo trong tốp đầu thế giới, trong đó có sự đóng góp rất lớn từ ĐBSCL- khu vực chiếm trên 53% sản lượng lúa cả nước và 90% lượng gạo xuất khẩu quốc gia.

Sang năm 2011, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã triển khai mở rộng diện tích lúa thu đông tại ĐBSCL để tăng thêm 1 triệu tấn lúa hàng hóa. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng cho biết: “Sản xuất lúa năm 2011 đã vượt kế hoạch đề ra, tuy còn nhiều khó khăn trong vụ thu đông. Năm 2012, diện tích lúa vẫn giữ ổn định, nhưng các địa phương cần rà soát lại và quy hoạch vùng trồng lúa vụ 3, đảm bảo ăn chắc”. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, sản lượng lúa toàn vùng ĐBSCL năm 2011 đạt trên 23 triệu tấn, tăng hơn 1,52 triệu tấn so với năm 2010.

Ngành lúa gạo Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng hơn 20 năm qua đã khẳng định vị trí và vị thế trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà khoa học, nhà quản lý, chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo đang phát triển thiếu bền vững. Ông Nguyễn Thế Dũng, Cán bộ cao cấp Chương trình phát triển nông thôn của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, cho biết: “Chuỗi giá trị lúa gạo hiện có tại ĐBSCL đã đáp ứng nhu cầu cơ bản của người sản xuất và tiêu dùng. Cái cần hiện nay là phải hiện đại hóa cả về vật chất và thể chế để đáp ứng nguyện vọng của người trồng lúa và người tiêu dùng. Ngành lúa gạo cần điều chỉnh chiến lược phát triển theo bề rộng, tăng thặng dư cho ngành lúa gạo ĐBSCL bằng cách tăng giá trị xuất khẩu”. Theo ông Dũng, chuỗi giá trị ngành gạo hiện qua quá nhiều tầng nấc, nên giá trị gia tăng không nhiều và người trồng lúa chịu thiệt thòi nhất trong phân bổ lợi nhuận từ đây. Cần xác định lại chiến lược để giúp tăng lợi ích lâu dài cho nông dân.

Theo Nghị quyết 63/NQ-CP (ngày 23-12-2009) của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 xác định đảm bảo nguồn cung lương thực, nhu cầu lương thực, xóa đói, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng; nâng cao thu nhập cho nông dân tăng 2,5 lần so với hiện nay. Kiên quyết bảo vệ quỹ đất trồng lúa 3,8 triệu héc-ta để có 41-43 triệu tấn lúa hàng hóa mỗi năm... Tuy nhiên, theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ nay đến năm 2020, đất trồng lúa tiếp tục giảm, chuyển đổi cho các nhu cầu khác khoảng 293.400ha; đồng thời diện tích lúa mất đi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng khoảng 5.720ha, chủ yếu ở ĐBSCL. Do vậy, vựa lúa ĐBSCL đang cần một chiến lược phát triển toàn diện hơn.

Điều chỉnh tầm nhìn

Theo dự báo của Trung tâm tin học Thống kê Bộ NN&PTNT, lượng gạo xuất khẩu năm 2011 có khả năng đạt mức 7,5 triệu tấn, giá trị xuất khẩu ước đạt 3,7 tỉ USD. Con số dự báo khá ấn tượng, nhưng ngành lúa gạo ĐBSCL đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Thống kê sơ bộ của ngành nông nghiệp các tỉnh, thành ĐBSCL, giá thành sản xuất lúa năm 2011 tăng so với năm 2010; trong đó, vụ đông xuân giảm 40 đồng/kg (giá thành sản xuất 2.997 đồng/kg lúa), vụ hè thu tăng 200 đồng/kg (3.614 đồng/kg), vụ thu đông tăng 678 đồng/kg (4.021 đồng/kg lúa). Giá lúa đang ở mức cao, nhưng lợi nhuận của người trồng lúa không tăng, do chi phí sản xuất tăng. Trong khi đó, việc mời gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch ngành lúa gạo) chưa đủ sức nâng cao chuỗi giá trị hạt gạo Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2006- 2010, toàn vùng ĐBSCL chỉ thu hút 12 dự án đầu tư trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp- thủy sản với tổng vốn đầu tư chỉ 37,1 triệu USD.

Các chuyên gia cho rằng, Chính phủ đã điều chỉnh tầm nhìn chiến lược cho ngành lúa gạo Việt Nam, như: giữ diện tích đất lúa, đầu tư thủy lợi nội đồng, đê bao ngăn lũ, hỗ trợ nông dân trang bị máy móc, vật tư nông nghiệp, mời gọi đầu tư vào lĩnh vực bảo quản công nghệ sau thu hoạch, xây kho trữ lúa... Bộ NN&PTNT phát động các địa phương xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” trong vụ hè thu 2011, diện tích thực hiện mô hình “cánh đồng mẫu lớn” đạt 7.803 ha/8.370 ha, đạt 93,22% so kế hoạch, với 6.400 hộ nông dân tham gia. Ngành nông nghiệp còn đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào canh tác lúa, nhằm hạ giá thành sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao thu nhập cho nông dân. Cùng các sáng kiến về liên kết “4 nhà”, giúp nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo của ĐBSCL và Việt Nam. Rõ ràng, chiến lược và tầm nhìn đã được hoạch định khá chi tiết, vấn đề còn lại là cụ thể hóa bằng hành động như thế nào để nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo Việt Nam, đồng thời, đảm bảo thu nhập cho nông dân, xuất khẩu trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Thời gian qua, phần lớn các địa phương trong vùng ĐBSCL đều chủ động xây dựng mô hình trồng lúa thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu (mô hình lúa- tôm, lúa- màu...); đồng thời ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy gặt đập, cơ giới khâu thu hoạch. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Nguyễn Liên Khoa cho biết: “Hậu Giang có lợi thế về nông nghiệp, giáp với TP Cần Thơ có cảng, sân bay là điều kiện để tỉnh mời gọi đầu tư vào nông nghiệp. Qua diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL năm 2011 vừa qua, tỉnh đã ký kết được 2 dự án đầu tư trên lĩnh vực chế biến lúa gạo. Tỉnh rất chú trọng mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để phát huy lợi thế của địa phương”. Diện tích lúa của tỉnh Hậu Giang trên 80.000ha, với sản lượng hàng năm trên 1 triệu tấn lúa hàng hóa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho vùng. Theo ông Khoa, việc mời gọi đầu tư vào nông nghiệp cũng không dễ dàng, do vậy, rất cần sự liên kết giữa các tỉnh, thành trong vùng để mời gọi đầu tư cho vựa lúa phát triển bền vững hơn.

Bài, ảnh: GIA BẢO
 

LÚA GẠO VIỆT NAM Nhiều cơ hội đột phá

Thứ năm, 10/11/2011 20 giờ 44 GMT+7

Hội thảo “Định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam- gạo Việt Nam: ai bán? ai mua”- một trong các hoạt động trong khổ khuôn Festival lúa gạo Việt Nam lần II năm 2011 diễn ra tại tỉnh Sóc Trăng. Tại hội thảo, nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp trong nước và các chuyên gia nước ngoài cho rằng: Để nâng cao giá trị cho hạt gạo và cải thiện thu nhập của nông dân trồng lúa, Việt Nam cần định vị lại thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là ở phân khúc thị trường cấp cao. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các biện pháp nhằm tiếp tục nâng cao, bảo đảm tính ổn định của chất lượng sản phẩm, xây dựng và nâng cao uy tín của hình ảnh, thương hiệu của lúa gạo quốc gia...

Khách tham quan tìm hiểu các sản phẩm gạo cấp cao được Công ty CP Gentraco, TP Cần Thơ giới thiệu tại Festival Lúa gạo lần II. Ảnh: V. CỘNG

* Phải cải tiến, đổi mới!

Hơn 20 năm qua, sản xuất lúa gạo của nước ta đã gặt hái được thành công lớn về năng suất, sản lượng và lượng gạo xuất khẩu. Việt Nam từ một nước thiếu gạo ăn đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Không những thế, chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu của nước ta cũng ngày càng được tăng cao. Theo tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, từ năm 1989 đến nay, nước ta đã xuất khẩu được khoảng 84 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 25 triệu USD. Trong đó, năm 2011 là năm có lượng gạo xuất khẩu nhiều nhất, với dự kiến trên 7 triệu tấn. Trong khi nước ta chỉ có khoảng 4 triệu ha đất trồng lúa nhưng đã sản xuất ra hơn 40 triệu tấn gạo và xuất khẩu được tới 7 triệu tấn. Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã và đang từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, hiện việc sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của trong nước vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần sớm được giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng hiện đại, bền vững và những thay đổi nhanh chóng của thị trường. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc đảm bảo lợi ích cho nông dân trồng lúa, giải quyết mối quan hệ giữa việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và ổn định thị trường lúa gạo trong nước với việc xuất khẩu gạo nhằm đạt hiệu quả cao nhất...

Ông Bùi Chí Bửu, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, cũng cho rằng, nông dân trồng lúa là người có công rất lớn trong việc tạo ra lúa gạo xuất khẩu, giúp vinh danh “hạt ngọc Việt” trên thị trường thế giới, nhưng thu nhập còn quá thấp. Nguyên nhân không phải do năng suất, sản lượng lúa thấp mà chủ yếu do qui mô, diện tích sản xuất lúa trên đầu người quá thấp dẫn đến nhiều hạn chế trong việc giảm các chi phí sản xuất thông qua đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật... Ngoài ra, sự phân chia lợi nhuận trong chuỗi giá trị lúa gạo chưa hợp lý. Vì vậy, làm thế nào để nông dân trồng lúa có thu nhập cao đang là vấn đề bức xúc được đặt ra. Theo ông Bùi Chí Bửu, mục tiêu của sản xuất lúa gạo Việt Nam phải nhắm đến an ninh lương thực là ưu tiên số 1; trong đó, thu nhập của nông dân trồng lúa là động cơ để phát triển sản lượng lúa cả nước. Xuất khẩu gạo chỉ là một trong những phương tiện tạo thuận lợi cho sản xuất phát triển bền vững, đảm bảo an toàn lương thực cho quốc gia trong mọi tình huống. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải có chiến lược xuất khẩu hợp lý, “không phải từ hạt gạo mà là từ hạt lúa”. Nghĩa là, doanh nghiệp xuất khẩu phải quan tâm, gắn kết với nông dân trong việc đầu tư cho xuất khẩu ngay từ cây lúa. Hiện nay, đầu tư cho khoa học nông nghiệp ở nước ta còn thấp, phát triển nông nghiệp hiện được ghi nhận nhờ đầu tư vốn chiếm 53%, đầu tư lao động chiếm 19% và đầu tư khoa học chỉ chiếm 28% thay vì 40% như các nước. Vì thế, Việt Nam không nên quá nhấn mạnh đến yếu tố tài nguyên, lao động nhiều, giá nhân công rẻ mà phải nâng cao không ngừng yếu tố tri thức trong quản lý và sản xuất, phải suy nghĩ nhiều đến giá trị gia tăng. Cần thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nông nghiệp mạnh mẽ hơn, khuyến khích nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng xây dựng những cánh đồng mẫu lớn để tiếp cận công nghiệp hóa...

* Cơ hội đột phá vào thị trường cấp cao

Tại hội thảo “Định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam- gạo Việt Nam: ai bán? ai mua”, nhiều nhà khoa học và các diễn giả đến từ các viện, trường và đơn vị, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, cho rằng: Hiện nay là thời điểm thích hợp để Việt Nam nâng cao giá trị chuỗi lúa gạo thông qua việc phát triển các sản phẩm gạo cao cấp và đưa sản phẩm đột phá vào phân khúc thị trường cấp cao.

Theo các diễn giả, đời sống ngày càng được nâng cao nên nhu cầu các loại gạo cấp cao, gạo thơm ở thị trường trong nước có xu hướng tăng mạnh. Trong khi đó, cơ hội cho Việt Nam bán gạo thơm và gạo cấp cao đang rộng mở khi nhu cầu về các loại gạo thơm ngon trên thế giới đang tăng mạnh, nhất là tại các nước châu Á như: Trung Quốc, Singapore... Đối với Thái Lan, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết: “Thị trường xuất khẩu gạo của Thái Lan nổi lên 2 vấn đề lớn: tình hình lũ lụt và chính sách mới trong việc tăng giá thu mua lúa. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam nâng giá, tăng thu nhập cho người nông dân; đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam phát triển các sản phẩm gạo cấp cao”. Ông V. Subramanian, Phó Chủ tịch kênh thông tin Rice Trader (Viện lúa gạo quốc tế IRRI), cho rằng: “Nhiều loại gạo thơm của Việt Nam giá chỉ 570-680 USD/tấn, trong khi gạo thơm Thái Lan từ 1.000-1.200 USD/tấn, nên gạo cấp cao của Việt Nam rất cạnh tranh về giá và có nhiều cơ hội tìm được phân khúc riêng trong thị trường gạo cấp cao. Năm 2011, Thái Lan bị ảnh hưởng lũ lụt, dự kiến lượng gạo xuất khẩu của nước này sẽ giảm khoảng 2-3 triệu tấn trong năm 2012. Trong khi đó, các nước xuất khẩu gạo khác ở châu Á như: Ấn Độ, Pakistan... chưa đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào phân khúc thị trường cấp cao nên Việt Nam càng có nhiều cơ hội để tăng trưởng và chiếm lĩnh thị trường này”.

Phát triển lúa gạo chất lượng cao của Việt Nam cũng đang thuận lợi khi trình độ sản xuất của người nông dân được nâng cao; công tác giống, kỹ thuật canh tác và công nghệ sau thu hoạch được phát triển, doanh nghiệp và nông dân đang tăng cường liên kết hình thành các mô hình sản xuất lúa gạo chất lượng cao, sản xuất lúa theo hướng GAP... Tuy nhiên, muốn phát triển sản phẩm và thị trường tiêu thụ gạo cấp cao, Việt Nam cần phải có chiến lược cho cả sản xuất, xuất khẩu và việc nâng cao hình ảnh, uy tín của thương hiệu gạo trên thị trường thế giới. Đồng thời, Việt Nam phải sớm giải quyết các bất cập trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, tránh tình trạng sản phẩm bị pha trộn không đảm bảo độ thuần, chất lượng không ổn định. Ông Lam Sai Ho, Phó Chủ tịch Phát triển Quốc tế Golden Resources Ltd (Hồng Công), cho rằng: Hiện nay là cơ hội chín muồi cho Việt Nam phát triển gạo vào phân khúc thị trường cấp cao. Nhưng các nhà sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam cần phải có giải pháp thâm nhập sâu vào thị trường chứ không nên tập trung khai thác các lợi thế trước mắt. Bởi Hồng Công và nhiều nước trên thế giới đang có nhu cầu mạnh về các loại gạo thơm, ngon nhưng phải là một loại gạo cụ thể, có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng chứ không là một loại gạo ngon chung chung. Đồng thời, đòi hỏi chất lượng phải ổn định, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo độ thuần của giống lúa, không được pha trộn... 
 
KHÁNH TRUNG-MỸ THANH
 

9/11/11

Tập trung quảng bá gạo Việt

Thứ tư, 09/11/2011 - 10 giờ 55 phút, chiều.

TT - Từ ngày 8 đến 11-11, tại Sóc Trăng sẽ diễn ra Festival lúa gạo VN lần 2-2011. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Trung Hiếu - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - cho biết đây là cơ hội để quảng bá, vinh danh hạt gạo Việt. Ông Hiếu nói: - Festival lúa gạo VN lần 2-2011 tại Sóc Trăng là sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch nhằm quảng bá thương hiệu lúa gạo Sóc Trăng nói riêng và VN nói chung. Đồng thời tôn vinh hình ảnh trong lao động sản xuất của người VN, những nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp góp phần tạo ra sản phẩm lúa gạo hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.


"Đây là cơ hội nhằm cung cấp các giải pháp xúc tiến thương mại, thúc đẩy các hoạt động gia tăng giá trị của chuỗi ngành hàng lúa gạo Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân gia tăng sức mạnh cạnh tranh"

Ông Nguyễn Trung Hiếu (chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng)
Nhiều thập niên qua, thương hiệu lúa gạo VN đã khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Chỉ riêng tại Sóc Trăng với điều kiện tự nhiên ưu đãi, thời gian qua các giống lúa thơm đặc sản (thuộc nhóm ST) đã được lai tạo và sản xuất thành công. Hiện nhiều giống lúa với đặc tính hạt gạo siêu dài, phẩm chất tốt đang có giá trị thương mại cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Chính vì vậy, Festival lúa gạo lần 2 tại Sóc Trăng không chỉ mang ý nghĩa là ngày hội tôn vinh mà còn nhằm tổ chức các hoạt động hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp - nông dân và nông thôn VN bền vững.

Đặc biệt, đây là dịp để Sóc Trăng và các tỉnh trong cả nước có cơ hội tiếp cận thị trường và công nghệ tiên tiến trên thế giới trong sản xuất và kinh doanh lúa gạo, góp phần cải thiện thu nhập cho nông dân.

* So với lần đầu, Festival lúa gạo VN lần 2 diễn ra ở Sóc Trăng có điểm gì mới, thưa ông?

Ảnh: K.T.

- Với chủ đề chính là “Vinh danh hạt ngọc Việt - môi trường xanh cho cánh đồng vàng”, xuyên suốt festival là một tổng thể các hoạt động bao gồm sân khấu lễ hội, triển lãm, hội thảo khoa học. Cả lễ khai mạc và bế mạc đều được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Hồ Nước Ngọt là nơi tái hiện chợ nổi - hoạt động giao thương lúa gạo qua các giai đoạn.

Tại festival lần này, Sóc Trăng xây dựng khu triển lãm con đường lúa gạo và vinh danh hạt ngọc VN. Đường Hùng Vương - một trong cửa ngõ chính ra vào thành phố được chọn làm khu triển lãm kéo dài 1.200m, từ đầu ngã ba Trà Men đến cổng khu văn hóa Hồ Nước Ngọt. Con đường lúa gạo được bố trí 47.000 chậu lúa trưng bày trên các dải phân cách, theo thứ tự lúa xanh đang thời kỳ sinh trưởng đến làm đòng, đang trổ đến trổ đều và lúa đỏ đuôi đến chín 2/3 bông.

Trong khuôn khổ festival còn diễn ra nhiều hội thảo khoa học nhằm định vị thương hiệu lúa gạo VN với sự tham gia của nhiều nhà khoa học hàng đầu VN. Lần đầu tiên một hội chợ, triển lãm quy mô gần 1.000 gian hàng cũng diễn ra trong thời gian festival với mong muốn giới thiệu, quảng bá văn hóa ẩm thực VN, món ngon Nam bộ, nhất là đặc sản Sóc Trăng... chúng tôi đã cố gắng phối hợp các tỉnh bạn tổ chức chương trình ẩm thực VN.

Festival lúa gạo VN lần 2-2011 tại Sóc Trăng diễn ra đúng vào dịp lễ hội Óoc Om Bóc - đua ghe ngo của đồng bào Khmer nên tỉnh lồng ghép lễ hội đua ghe ngo và lễ hội đâm cốm dẹp thành một chương trình của festival, tạo điểm nhấn mới phong phú, hấp dẫn bạn bè trong nước và quốc tế.

KHẮC TÂM

Nhiều hoạt động tại Festival lúa gạo Sóc Trăng

* Ngày 8-11: Khai mạc khu triển lãm nông cụ từ thời khẩn hoang đến thời hiện đại và khu triển lãm tác phẩm đoạt giải hội thi nhiếp ảnh nghệ thuật với chủ đề “Cây lúa Việt Nam với biến đổi khí hậu toàn cầu”, khai mạc lễ hội ẩm thực Việt Nam, lễ hội đâm cốm dẹp - làng nghề làm cốm dẹp...

Tối 8-11 khai mạc festival với các chương trình biểu diễn nghệ thuật tổng hợp và bắn pháo hoa tại sân khấu chính khu văn hóa Hồ Nước Ngọt...

* Ngày 9-11: Hội thảo “Định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam - gạo Việt Nam: Ai bán? Ai mua?, hoạt động xúc tiến thương mại các các địa phương và doanh nghiệp, doanh nghiệp tri ân người tiêu dùng; các chương trình khuyến mãi, hậu mãi dành cho khách tham quan; hoạt động tư vấn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm máy móc, nông ngư cụ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...

* Ngày 10 và 11-11: Khai mạc lễ hội đua ghe ngo; hoạt động quảng bá thành tựu kinh tế, đặc sản của các tỉnh thành; tôn vinh nông dân điển hình - tiên tiến - sáng tạo; trao tặng cúp vàng doanh nghiệp ngành hàng kinh doanh, sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo...

Nguon tuoitre

Nét độc đáo tại Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ II

07/11/2011 
 
KTNT- Ngày 08/11/2011, Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ II tổ chức tại Sóc Trăng sẽ chính thức khai mạc. Nhìn toàn cảnh, Festival lần này có nhiều ý tưởng độc đáo mà các nhà thiết kế đã đưa ra giới thiệu với du khách khi về dự lễ hội lúa gạo lần này…
 


Trước hết, khi vừa đặt chân tới ngã ba Trà Men, cửa ngõ vào trung tâm thành phố Sóc Trăng, du khách sẽ thích thú khi chứng kiến ngay sau cổng chào hình bông lúa thật to với tạo hình chữ “V” mang hàm ý về một sự thành công là đường Hùng Vương, con đường chính dẫn vào TP Sóc Trăng được thiết kế và trang trí đầy màu sắc. Đoạn đường này có độ dài khoảng 1.200m chạy dài đến cổng Trung tâm văn hóa triển lãm Hồ Nước Ngọt được Ban tổ chức sử dụng làm khu triển lãm “Con đường lúa gạo Việt Nam” với khoảng 47.000 chậu lúa được trưng bày trên dải phân cách, theo qui trình từ khi lúa còn xanh đến lúa làm đòng, lúa trổ bông và chín.

Hạt lúa khổng lồ.

Kết thúc Khu triển lãm Con đường lúa gạo ở trước cổng vào Hồ nước ngọt là mô hình một chiếc thuyền lớn, mang ý nghĩa tượng trưng về một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Dọc hai bên đường Hùng Vương là hình ảnh những bó lúa, những chiếc xuồng chở đầy lúa và nhiều hình ảnh khác nữa.

Ấn tượng thứ hai với mọi người là đài phun nước trong Hồ Nước Ngọt là mô hình một hạt lúa vàng cao 10m, được trang trí thật đẹp để tạo điểm nhấn. Nhiều người dân ở Sóc Trăng rất thích thú khi chứng kiến công trình độc đáo này.

Sau khi kết thúc “Khu triển lãm Con đường lúa gạo”, một khu triển lãm mang tên “Vinh danh hạt ngọc Việt” nằm bên trong Hồ Nước Ngọt sẽ giới thiệu với du khách về sự phát triển của cây lúa Việt Nam qua các thời kỳ. Khu vực này nhằm mục đích giới thiệu các giống lúa đạt chuẩn xuất khẩu ở các địa phương bao gồm các giống lúa mới, các giống lúa nguyên chủng, giống lai tạo… Bên cạnh đó là triển lãm các mô hình trồng lúa của các vùng miền, các phương pháp canh tác hiện đại, số liệu và hình ảnh biểu đồ về năng lực và tiềm năng thị trường lúa gạo Việt Nam.

Khu triển lãm này cũng sẽ giới thiệu với khách tham quan về các giống lúa hoang, lúa mùa, lúa cao sản, lúa lai của Việt Nam và thế giới. Bên cạnh đó là sa bàn trưng bày các mô hình canh tác lúa như: Lúa cạn với giống lúa Nàng Nhen, OM6840 của Việt Nam và khoảng 6 giống lúa của thế giới. Lúa nước sâu được gieo trồng trong điều kiện nước từ 0,5 - 1m, với gần 20 giống lúa các loại. Lúa nổi, là giống lúa sống trong điều kiện mực nước sâu có thể lên đến 4m. Đặc biệt, tại đây, cảnh đồng quê Nam Bộ cũng được tái hiện thật sinh động với nhà rơm, cầu tre, trâu cày, gàu tát nước, cảnh giã gạo…

Du khách sẽ không thể nào quên sau khi tham quan khu triển lãm nông cụ từ thời khẩn hoang đến hiện đại, đó là những nông cụ như cày, bừa, cào cỏ, cuốc, gầu guồng tát nước, máy cày, máy cấy đến các dụng cụ máy móc dùng để thu hoạch như máy gặt, máy suốt, cối xay, nong nia, dần, sàng…

Nhưng, ấn tượng nhất với du khách gần xa là sân khấu nổi trên mặt hồ tại Khu văn hóa Hồ Nước Ngọt, nơi phục vụ lễ khai mạc, bế mạc Festival và các hoạt động văn hóa văn nghệ, có hình dáng như một chiếc thuyền. Sân khấu được trang trí bằng những họa tiết thể hiện nền văn minh lúa nước Việt Nam và nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Sóc Trăng. Mặt sàn của sân khấu nổi có tổng diện tích gần 900m2; khu sân khấu biểu diễn rộng 300m2. Riêng khu khán đài được thi công bằng khung thép, có sức chứa tối đa 1.500 người, trong đó khu khán đài VIP 200 chỗ.

Một số hình ảnh về công tác chuẩn bị tại Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ II PV Kinh tế nông thôn ghi lại:


 
Con tàu mang hạt ngọc Viêt vươn ra thế giới.

 
Hạt lúa khổng lồ.

 
Hình ảnh về người trồng lúa


 
Khu triển lãm con đường lúa gạo VN
 
Sân khấu chính mang hình chiếc thuyền

 
Triển lãm máy nông nghiệp trên con đường lúa gạo

Theo kinh tế nông thôn

Festival lúa gạo Việt Nam - Háo hức chờ khai mạc

07/11/2011
 
Theo kế hoạch từ ngày 8 đến 11-11, Festival lúa gạo Việt Nam lần 2 sẽ diễn ra tại Sóc Trăng. Ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng, ngành chức năng và đông đảo người dân đang nóng lòng chờ khai mạc ngày hội lúa gạo lớn nhất từ trước đến nay.


Những ngày này, du khách đến TP Sóc Trăng đã thấy không khí chuẩn bị cho festival thật nhộn nhịp, đường phố rợp cờ hoa với nhiều băng rôn quảng bá về ngày hội lớn. Từ ngã ba Trà Men vào đến Trung tâm Văn hóa triển lãm Hồ Nước Ngọt là “Con đường lúa gạo” dài 1.200m được bố trí khoảng 47.000 chậu lúa trưng bày trên các dải phân cách đường Hùng Vương trông rất ấn tượng. Khu triển lãm với 1.000 gian hàng cũng đang gấp rút hoàn tất; sân khấu nổi, chợ nổi trên Hồ Nước Ngọt… đều cơ bản xong.

Ông Huỳnh Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa triển lãm Hồ Nước Ngọt, cho biết: “Nơi đây sẽ diễn ra hầu hết các sự kiện quan trọng của festival như lễ khai mạc, bế mạc, triển lãm, các hội thi, nhiều hoạt động khác… Cơ sở vật chất được thi công từ 3 tháng nay, nhiều anh em phải làm việc xuyên suốt ngày đêm để kịp phục vụ festival”.

Ông Nguyễn Văn Trung, người dân phường 2, thành phố Sóc Trăng, hồ hởi: “Tôi nghe thông tin từ đài, báo biết Sóc Trăng vinh dự được giao đăng cai tổ chức Festival lúa gạo tôn vinh những người nông dân một nắng hai sương. Nhiều người dân Sóc Trăng rất phấn khởi và nóng lòng chờ đợi ngày khai mạc lễ hội”.

Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Festival lúa gạo Việt Nam với chủ đề “Vinh danh hạt ngọc Việt - Môi trường xanh cho cánh đồng vàng” là sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội du lịch nhằm quảng bá thương hiệu lúa gạo Sóc Trăng nói riêng và Việt Nam nói chung. Festival nhằm tôn vinh những nhà khoa học, nhà quản lý, nông dân, doanh nghiệp… có nhiều đóng góp cho sự phát triển lúa gạo trong nước và xuất khẩu.

Trong khuôn khổ festival lần này sẽ diễn ra nhiều chương trình đa dạng, hấp dẫn như bắn pháo hoa, hội thi nông dân trồng lúa giỏi, triển lãm con đường lúa gạo, triển lãm nông cụ từ thời khẩn hoang đến hiện đại, triển lãm bản đồ Việt Nam bằng lúa gạo lớn nhất, lễ hội ẩm thực, lễ hội đâm cốm dẹp, tư vấn sản xuất nông nghiệp, hội thi gạo ngon thương hiệu Việt, thi người đẹp miệt vườn, hoạt động xúc tiến thương mại, đối thoại gặp gỡ song phương - đa phương, nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, trao chứng nhận nhãn hiệu “Gạo thơm ST”…

Festival còn có những hội thảo quan trọng như: Hội thảo “Định vị thương hiệu gạo Việt Nam - Gạo Việt Nam: Ai bán, ai mua?”; “Việt Nam - Con đường phát triển lúa gạo chất lượng cao”; “Bãi Xàu – Sóc Trăng: Từ cảng quốc tế đầu tiên đến tương lai phát triển”… Ban tổ chức festival kỳ vọng, những hội thảo trên sẽ giúp các nhà khoa học, nhà quản lý, nông dân và doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn để tìm ra những giải pháp tối ưu giúp lúa gạo Việt Nam khẳng định giá trị đích thực trên thương trường quốc tế. Song song đó, xây dựng thương hiệu vững chắc để chiếm thị phần.

Festival lúa gạo Việt Nam lần 2 diễn ra đúng vào dịp lễ hội Ooc Om Boc – đua ghe Ngo của đồng bào Khmer. Do vậy, Sóc Trăng đã lồng ghép lễ hội đua ghe Ngo và lễ hội đâm cốm dẹp thành một chương trình của festival, tạo nét mới, hấp dẫn cho bạn bè trong nước và quốc tế khi đến dự festival. Ông Nguyễn Trung Hiếu khẳng định: Sóc Trăng sẽ làm hết sức mình từ việc tổ chức lễ hội, hoạt động văn hóa văn nghệ, ăn nghỉ, đi lại, giao thương… đảm bảo festival thành công, góp phần đưa hạt gạo Việt đi xa hơn trên thương trường quốc tế.

Theo SGGP

Festival lúa gạo lần thứ II - Sóc Trăng 2011: Sẵn sàng cho ngày khai mạc

03/11/2011
 
Chỉ còn 5 ngày nữa là khai mạc Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ II - năm 2011. Lúc này, trên đồng hồ mang biểu tượng bông lúa đặt tại ngã ba Trà Men ở TP.Sóc Trăng, thời gian đang được đếm ngược từng giờ.


Theo Ban tổ chức (BTC), mọi công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất theo kế hoạch, hứa hẹn một kỳ Festival hoành tráng, sôi động, hấp dẫn và bổ ích…

Không khí Festival đã bắt đầu lan tỏa trên khắp các con đường, ngõ hẻm, góc phố ở Sóc Trăng. Năm nay, Festival lúa gạo trùng với thời điểm diễn ra lễ hội Ooc om boc của người Khmer, khiến cho không khí chuẩn bị lễ hội càng thêm sôi động.


Mọi công tác chuẩn cho cho Festival lúa gạo lần thứ II năm 2011 đã hoàn thành để chờ ngày khai mạc 8.11 - Ảnh: Mỹ Xuyên

TP nhiều màu sắc

Đoạn quốc lộ 1A dài hàng chục km từ thị trấn Châu Thành dẫn vào TP.Sóc Trăng như rộng và đẹp hơn do những bụi rậm, cỏ dại ven đường được phát dọn sạch sẽ. Người dân hai bên đường còn treo quốc kỳ trước nhà để chào đón Festival. Càng vào sâu trong nội ô, không khí chuẩn bị càng trở nên sôi nổi. Những hàng quán trong TP, đặc biệt là trong Khu văn hóa - triển lãm Hồ nước ngọt (Hồ nước ngọt), nơi diễn ra nhiều hoạt động chính tại Festival, được sơn phết, trang trí lại trông thật bắt mắt. Một chủ quán nước giải khát cho biết, vừa mướn thêm nhân viên phục vụ để chuẩn bị đón khách nhân dịp Festival. “Tôi đang cố gắng chuẩn bị thật tốt để thu hút khách nhân cơ hội này”, một chủ quán nước trong khu Hồ nước ngọt nói.

3 cuộc hội thảo

Tại Festival lần này sẽ có 3 cuộc hội thảo với các vấn đề liên quan đến việc sản xuất và kinh doanh lúa gạo.

- Ngày 9.11: Hội thảo quốc tế chủ đề “Định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam - Gạo Việt Nam: Ai bán? Ai mua?”.

- Ngày 10.11: Hội thảo “Việt Nam - Con đường phát triển lúa gạo chất lượng cao”.

- Ngày 11.11: Hội thảo “Bãi Xàu (Ba Xuyên) - Sóc Trăng: Từ cảng biển quốc tế đầu tiên, nhìn đến tương lai phát triển”.

Tham gia hội thảo có đại diện các bộ, ngành T.Ư, các chuyên gia đầu ngành trong nước như: GS-TS Nguyễn Văn Luật, GS-TS Võ Tòng Xuân, PGS -TS Nguyễn Ngọc Đệ, PGS -TS Mai Thành Phụng, TS Lê Văn Bảnh... cùng nhiều chuyên gia thế giới.
Ngay sau cổng chào hình bông lúa thật to với tạo hình chữ “V” mang hàm ý về một sự thành công là đường Hùng Vương - con đường chính dẫn vào TP được thiết kế và trang trí đầy màu sắc. Đoạn đường dài 1.200m từ ngã ba Trà Men đến cổng Hồ nước ngọt được BTC tận dụng làm “Khu triển lãm Con đường lúa gạo”, do Sở NN-PTNT tỉnh và Công ty IFA phối hợp thực hiện. Có đến 47.000 chậu lúa được trưng bày trên dải phân cách, theo thứ tự từ lúa còn xanh đến lúa làm đòng, lúa trổ bông và chín. Kết thúc Khu triển lãm Con đường lúa gạo ở trước cổng vào Hồ nước ngọt là mô hình một chiếc thuyền lớn, mang ý nghĩa tượng trưng về một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Đặc biệt, tại đài phun nước trong Hồ nước ngọt là mô hình một hạt lúa vàng cao 10m, được trang trí thật đẹp để tạo điểm nhấn.

Những mô hình sản xuất, giống lúa và nông ngư cụ

Sau khi kết thúc “Khu triển lãm Con đường lúa gạo”, một khu triển lãm mang tên “Vinh danh hạt ngọc Việt” nằm bên trong Hồ nước ngọt sẽ được mở ra trước mắt du khách. Đây là khu trưng bày giới thiệu mô hình sự phát triển của cây lúa Việt Nam qua các thời kỳ, với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, viện, trường. Khu này nhằm mục đích giới thiệu các giống lúa đạt chuẩn xuất khẩu ở các địa phương bao gồm các giống lúa mới, các giống lúa nguyên chủng, giống lai tạo… Bên cạnh đó là triển lãm các mô hình trồng lúa của các vùng miền, các phương pháp canh tác hiện đại, số liệu và hình ảnh biểu đồ về năng lực và tiềm năng thị trường lúa gạo Việt Nam.

Khu triển lãm này cũng sẽ giới thiệu với khách tham quan về các giống lúa hoang, lúa mùa, lúa cao sản, lúa lai của Việt Nam và thế giới. Bên cạnh đó là sa bàn trưng bày các mô hình canh tác lúa như: Lúa cạn với giống lúa Nàng Nhen, OM6840 của Việt Nam và khoảng 6 giống lúa của thế giới. Lúa nước sâu được gieo trồng trong điều kiện nước từ 0,5 - 1m, với gần 20 giống lúa các loại. Lúa nổi, là giống lúa sống trong điều kiện mực nước sâu có thể lên đến 4m. Đặc biệt, tại đây, cảnh đồng quê Nam Bộ cũng được tái hiện thật sinh động với nhà rơm, cầu tre, trâu cày, gàu tát nước, cảnh giã gạo…

Tại khu triển lãm nông cụ từ thời khẩn hoang đến hiện đại, sẽ giới thiệu đến du khách từ những nông cụ cày, bừa, cào cỏ, cuốc, gầu guồng tát nước, máy cày, máy cấy đến các dụng cụ máy móc dùng để thu hoạch như máy gặt, máy suốt, cối xay, nong nia, dần, sàng…

Theo BTC, những khu triển lãm trên chính là phần được ưu tiên nhất của Festival lần này vì nó sẽ cho người xem một cái nhìn khái quát về quá trình hình thành và phát triển của cây lúa Việt Nam. Ngoài ra, còn nhiều khu triển lãm khác như: khu triển lãm của các doanh nghiệp, khu thương mại tổng hợp, khu ẩm thực…

Theo Thanh niên online

Thương lái trữ lúa gạo, nông dân trúng đậm

07/11/2011
 
SGTT.VN - Người nông dân các tỉnh miền Tây đang hoan hỉ với việc trúng mùa lúa thu đông, giá bán cũng cao nhất từ trước đến nay. Dự báo thị trường lúa gạo còn thuận lợi dành cho người sản xuất đến giữa năm sau.

Nhiều vùng lúa ở Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Long An, nông dân vừa chở lúa tươi loại thường lên mặt lộ đê bao là có ngay thương lái mua với giá 6.800 đến trên 7.000 đồng/kg. Các loại lúa thơm được thu mua với mức giá cao hơn: 9.500 – 10.000 đồng/kg.

Nhiều thương lái luôn sẵn sàng hàng trăm tấn lúa trong kho, chờ giá lên.

Trúng đậm lúa vụ 3

Ông Nguyễn Phi Sơn Hổ, ấp Phú Thuận, xã Tây Phú, Thoại Sơn, An Giang năm nay làm 40ha lúa thu đông, với giá bán từ 6.800 – 7.000 đồng/kg lúa tươi tại ruộng, trừ hết chi phí, ông nhẩm tính thu lãi hơn 1 tỉ đồng. Ông Hổ cho biết vùng lúa thu đông của huyện Thoại Sơn có đê bao vững chắc nên không bị lũ. Lúa thu đông tốt ngút ngàn, chín vàng ươm, năng suất trung bình hơn 5 tấn/ha.

“Mấy năm trước, vùng Thoại Sơn nằm trong vùng lũ. Nhưng năm nay bà còn góp tiền, cộng với Nhà nước hỗ trợ đắp đê bao làm vụ 3. Không ngờ làm thử lại có ăn nhiều đến như vậy”, ông Hổ vui mừng nói.

Đang mua lúa ở vùng Cần Đước (Long An), ông Trương Hùng Cường, một lái lúa ở Tân Trụ, cho hay lúa thu đông đang thu hoạch rộ ở nhiều nơi, nguồn cung dồi dào nhưng do nhu cầu có nhiều nên giá tăng liên tục. Giới thương lái ở khắp nơi đang đổ về vùng lúa thơm ở Cần Đước, Tân Trụ tìm mua. Họ xuống tận đồng trả lúa tươi với giá 8.000 đồng/kg, tương đương gần 10.000 đồng/kg lúa khô.

Ông Đoàn Hữu Gặp, thương lái ở Chợ Gạo, Tiền Giang cũng cho biết, mấy ngày gần đây phải xuống tận An Giang để mua lúa. Hiện nay, theo ông Gặp, thương lái tìm mua ráo riết, họ không chê xấu tốt, cỡ nào cũng mua và chủ yếu lấy lúa tươi rồi đem về tự sấy, xay ra gạo bán cho bạn hàng. “Giá lúa tăng quá nhanh, một số loại đặc sản đã lên tới hơn 10.000 đồng/kg mà không có để mua nữa”, ông Gặp nói.

VFA: đẩy mạnh mua lúa từ Campuchia

Trên thực tế, với mức giá 8.000 đồng/kg đối với lúa khô loại thường làm ra loại gạo 5% tại thị trường miền Tây, chỉ còn kém 2.000 đồng so với giá mà Chính phủ Thái Lan áp dụng từ ngày 7.10. Trong cuộc họp cuối tuần qua, doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng đang có sự liên thông giữa giá gạo Việt Nam và Thái Lan. Và thực tế giá gạo Việt Nam đang tăng nhanh hơn gạo Thái. Ông Trương Thanh Phong, chủ tịch hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng nói đến yếu tố đầu cơ tích trữ làm tăng giá gạo. “So với cân đối xuất khẩu 7 triệu tấn trong năm nay, chúng ta vẫn còn tồn kho khoảng 800.000 tấn gối đầu năm 2012 nên hoàn toàn không có chuyện thiếu gạo. Tuy nhiên, để không có chuyện gì xảy ra, doanh nghiệp cần đẩy mạnh thu mua tối đa lúa gạo từ Campuchia về bổ sung thêm nguồn cung, ổn định thị trường”, ông Phong nói.

Theo cục Trồng trọt, lũ lụt tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chỉ làm thiệt hại 1,31%, tương đương hơn 8.000ha trong tổng số khoảng 650.000ha lúa thu đông. Có khoảng 265.000ha, chiếm 41% diện tích lúa thu đông đã thu hoạch xong vào đầu tháng 10 vừa qua. Hơn 388.000ha còn lại thu hoạch từ nay đến giữa tháng 12.2012 và cho sản lượng hơn 3 triệu tấn. Chưa năm nào nông dân trúng mùa lúa vụ ba ở mức cao như năm nay. Giá lúa cũng đang đưa đến mức lợi nhuận hơn 80%, tức khoảng 25 – 30 triệu đồng/ha.

Tích trữ chờ giá tăng

Trong cuộc họp cuối tuần qua, giới doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết giá lúa gạo nội địa đang cao hơn giá xuất khẩu nên giao dịch thương mại bị đóng băng. Thời điểm này, chỉ có đơn vị nào còn hợp đồng tập trung mới tổ chức thu mua, còn lại hầu như phải ngưng hoạt động. Một số thương lái, nhà máy xay xát và doanh nghiệp cung ứng gạo tư nhân cũng cho hay, doanh nghiệp xuất khẩu mua rất chậm. “Giá tăng quá cao, khách hàng không với tới nên công ty đành phải ngưng mua một thời gian chờ xem thị trường thế nào”, bà Tạ Thu Thuỷ, giám đốc công ty TNHH xuất nhập khẩu Phương Thanh, Đồng Tháp cho biết.
Như vậy, yếu tố làm tăng giá lúa gạo chỉ còn nhu cầu tiêu thụ nội địa và những toan tính tích trữ chờ giá tăng kiếm lời. Giới thương lái cho biết họ mua lúa về sấy khô, trữ kho, chờ bạn hàng từ các tỉnh đặt mua gạo, khi nào giá cao mới xay bán. “Trong kho của tôi lúc nào cũng có vài trăm tấn lúa. Giá lúa tăng liên tục nên phải cân nhắc thời điểm xay gạo”, ông Gặp nói.

Ông Huỳnh Tín Dũng, giám đốc kinh doanh công ty TNHH Minh Cát, doanh nghiệp chuyên cung cấp gạo thơm tại thị trường TP.HCM nói rằng, công ty đang phải mua lúa kho dòng Tài Nguyên, Hương Lài với giá trên 10.000 đồng/kg. Tính ra giá thành gạo ra đến thị trường dao động từ 16.000 – 18.000 đồng/kg. “Nguồn lúa thơm không còn nhiều như trước, còn giá thì một tháng thay đổi mấy lần”, ông Dũng nói.

Theo SGTT

5/11/11

Xuất khẩu gạo đạt mốc 7 triệu tấn

Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo được 7 triệu tấn, tăng gần 1,2 triệu tấn so với cùng kỳ.

 

Theo Thanh Niên ngày 30/9, hiện Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu được 7 triệu tấn gạo, trên thực tế đã xuất khẩu 6,2 triệu tấn gạo, đạt trị giá (FOB) trên 3 tỷ USD, tăng gần 7,9% về lượng và 23% về giá trị so với cùng kỳ.

Giá xuất khẩu bình quân trên 482 USD/tấn, tăng gần 59,5 USD/tấn so với cùng kỳ.

Đặc biệt, lượng gạo thơm xuất khẩu năm nay đạt khá cao với số lượng gần 370.000 tấn, dự kiến sẽ đạt 400.000 tấn trong cả năm. Số lượng này có thể tăng lên 500.000 tấn vào năm 2012.

Bộ NN-PTNT vừa tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất lúa năm 2011, tại Hậu Giang.
Số liệu thống kê của Cục Trồng trọt cho biết, tổng diện tích sản xuất lúa trong toàn vùng năm nay đạt trên 4,5 triệu ha, tăng gần 135 ha so với năm 2010. Năng suất lúa bình quân 5,514 tấn/ha, tăng 125 kg/ha so với cùng kỳ. Sản lượng lúa đạt gần 25 triệu tấn, tăng gần 1,3 triệu tấn so với năm 2010.
Còn số liệu báo cáo từ các sở NN-PTNT cung cấp, sản lượng lúa tăng đến trên 1,7 triệu tấn.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục xuất khẩu nếu còn gạo và có giá tốt. Năm 2012, VFA dự kiến xuất khẩu từ 6,5 - 7 triệu tấn gạo.

VFA dự báo, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới có nhiều tín hiệu khả quan vì các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia… vẫn có nhu cầu. Tuy nhiên, thị trường gạo thế giới sẽ diễn biến phức tạp vì thương mại toàn cầu được các tổ chức thế giới dự báo giảm.

Bên cạnh đó, VFA lo ngại việc xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán trong thời gian tới.

Theo ông Bảy, đã có 140 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu lúa gạo được cấp chứng nhận theo Nghị định 109 của Chính phủ. Trong số này có 4 doanh nghiệp nước ngoài, 70 doanh nghiệp thuê mướn cơ sở vật chất, kho bãi hoặc chưa từng kinh doanh lúa gạo. “Do đó, Bộ Công thương cần có giải pháp kỹ thuật để hạn chế việc phát triển ồ ạt doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu gạo”, ông Bảy kiến nghị.

Theo Thanh niên

Nguồn cung lúa gạo nội địa vẫn ổn định

Chính sách thu mua lúa với mức giá cao của Thái Lan đầu tháng 10 vừa qua đã ít nhiều tác động đến thị trường lúa gạo thế giới. Tại Việt Nam, lúa gạo trong nước tiếp tục tăng giá, nhất là thị trường bán lẻ lúa gạo gần như đã hình thành mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, hiện nguồn cung lúa gạo trong nước vẫn ổn định. 
 
 
Xu hướng tăng giá

Ngay từ giữa tháng 9/2011, giá lúa gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã có xu hướng tăng giá. Theo kết quả khảo sát tại một số cơ sở kinh doanh gạo lẻ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cho thấy, hầu như tất cả các loại gạo bán lẻ trên thị trường đều có giá trên 11.000 đồng/kg, thay vì có nhiều loại gạo có giá dưới 10.000 đồng/kg như hồi đầu năm. Cụ thể, các loại gạo thường có giá từ 11.000-15.500 đồng/kg (tùy loại), tăng 500-1.000 đồng/kg so với tháng 8; các loại gạo thơm như gạo lài, gạo Thái, gạo Đài Loan dao động ở mức 16.000-22.000 đồng/kg, tăng từ 1.500-2.000 đồng/kg so với tháng 8.

Tại các chợ buôn bán lúa gạo lớn trong khu vực như tại chợ đầu mối Bà Đắc (xã An Cư, huyện Cái Bè), tình hình giao dịch lúa gạo ở đây khá trầm lắng. Các thương lái cho biết, so với trước đây lượng lúa gạo hàng hóa về chợ giảm khoảng 30-40%, trong khi nhiều loại lúa gạo đã tăng giá khá cao. Hiện tại lúa IR 50404 khô được thương lái trực tiếp thu mua trong dân với giá từ 7.450-7.550 đồng/kg, riêng lúa IR 50404 tươi hiện giá đã tăng thêm 200 đồng/kg, vượt lên mức 6.400-6.450 đồng/kg nhưng lượng lúa còn trong dân không nhiều. Đối với lúa hạt dài, giá đã đạt mức kỷ lục từ trước tới nay với mức giá dao động từ 7.700-8.000 đồng/kg (tùy loại), tăng 100-200 đồng/kg.

Cùng với xu hướng tăng giá lúa, hiện giá gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm cũng đang có xu hướng đi lên. Theo các nhà máy xay xát, giá gạo nguyên liệu và thành phẩm tiếp tục tăng 100-150 đồng/kg, theo đó gạo lức của giống IR 50404 có giá từ 9.750-9.800 đồng/kg; gạo nguyên liệu dùng chế biến gạo 5% tấm có giá từ 10.000-10.150 đồng/kg; gạo nguyên liệu chế biến gạo 25% tấm có giá 9.600-9.750 đồng/kg.

Đảm bảo nguồn cung ứng

Theo nhiều chuyên gia, gạo Việt Nam đã có chất lượng gần tương đương với gạo Thái Lan, do đó giá gạo xuất khẩu sẽ có sự liên thông lẫn nhau. Việc Chính phủ Thái Lan áp dụng trợ giá thu mua lúa gạo cho nông dân trong nước đã làm tăng giá thành xuất khẩu gạo của Thái Lan lên đáng kể. Theo tính toán, gạo Thái Lan loại 100B (loại gạo xuất khẩu phổ biến của Thái Lan) có thể vượt qua mức 750 USD/tấn so với mức hiện nay là 620 USD/tấn, và sẽ kéo giá xuất khẩu gạo thế giới tăng lên.

Dù giá lúa gạo tăng, tuy nhiên nguồn cung lúa gạo trong nước vẫn ổn định. Chủ một đại lý kinh doanh lúa gạo ở chợ đầu mối Bà Đắc cho biết, mấy ngày nay nguồn cung ứng lúa gạo từ các nhà máy xay xát về cho các đại lý kinh doanh lúa gạo vẫn bình thường dù giá gạo có tăng.

Theo Công ty Lương thực Tiền Giang, nguồn cung lúa gạo hàng hóa trên thị trường lúc nào cũng cao hơn nhu cầu tiêu thụ, cộng thêm kế hoạch điều tiết xuất khẩu đã tính toán cẩn thận cùng với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trực thuộc VFA cũng có kế hoạch dự trữ số gạo rất lớn nhầm đáp ứng thị trường tiêu thụ nội địa thì sẽ không xảy ra tình trạng thiếu hụt, tăng giá đột biến ở thị trường nội địa.

Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, thời điểm này đã cơ bản thu hoạch xong vụ lúa hè thu nên lượng lúa trong dân không còn nhiều, tuy nhiên, lượng lúa gạo dự trữ trong kho của các doanh nghiệp vẫn còn rất lớn, do đó vẫn đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường nội địa.

Theo Công thương

Xuất khẩu gạo năm 2011 sẽ đạt 4 tỷ USD

SGGP). – Ngày 4-11, tại cuộc họp ở TPHCM, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, yếu tố chính tạo áp lực để thay đổi thị trường xuất khẩu gạo hiện nay là chương trình can thiệp tăng giá gạo của Thái Lan, tuy nhiên giá bán đã không tăng cao như dự báo ban đầu. Một trong những nguyên nhân, do Ấn Độ và Pakistan đã tham gia xuất khẩu gạo trở lại, đủ khả năng bù vào khoảng trống của Thái Lan do thiên tai, nhất là đối với loại gạo đồ và gạo 5% tấm.

Ngoài ra, tồn kho toàn cầu hiện vẫn dồi dào và mùa thu hoạch mới đang đến ở nhiều nước châu Á. Vì vậy, dù Thái Lan - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới giảm sản lượng xuất khẩu nhưng chưa ảnh hưởng lớn đến thị trường. Theo VFA, một thời gian nữa diễn biến thị trường xuất khẩu gạo thế giới sẽ rõ ràng hơn.

So với năm 2010, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2011 tăng không nhiều, đạt khoảng 7 triệu tấn, nhưng giá trị lại tăng mạnh. Nguyên nhân do Việt Nam tăng sản lượng gạo chất lượng cao, gạo thơm, gạo trung bình và giảm dần lượng gạo chất lượng thấp. Điều này giúp giá xuất bình quân tăng thêm 60,56 USD/tấn.

Như vậy, theo cách tính (giá CIF) của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu gạo năm nay đạt 4 tỷ USD. Đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu 6,319 triệu tấn gạo, tăng 8,4% về lượng và tăng gần 24% về giá trị. Hợp đồng đã ký đến cuối tháng 10-2011 là 6,976 triệu tấn.

C.PHIÊN

Gạo Việt Nam gặp thời cơ lớn

Gạo cấp thấp của Việt Nam đang bị cạnh tranh mạnh tại một số khu vực. Loại gạo này của Việt Nam gần đây giảm đáng kể, trong khi xuất khẩu gạo thơm đang có xu hướng tăng

Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp “Kết quả xuất xuất khẩu gạo tháng 10, kế hoạch xuất khẩu tháng 11 và tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo vụ thu đông 2011” do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức ngày 4-11 ở TPHCM.

Theo VFA, tình hình lũ lụt cũng như chính sách thu mua lúa giá cao của Chính phủ mới tại Thái Lan sẽ đẩy giá gạo thế giới lên mức cao. Tuy nhiên, trên thực tế, giao dịch gạo thế giới gần đây khá trầm lắng. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cho biết khách hàng cũng chỉ hỏi để nắm tình hình giá cả chứ chưa ai ký hợp đồng. Theo báo cáo từ VFA, hiện giao dịch hợp đồng thương mại rất ít, chỉ có ký kết hợp đồng tập trung nhưng số lượng không nhiều.

Ông Lê Minh Trượng, Giám đốc Công ty Lương thực Sông Hậu (Cần Thơ), cho biết giá lúa gạo thời gian gần đây tăng khá cao, trong khi giá xuất khẩu đang cạnh tranh mạnh nhất loại gạo thường. Chẳng hạn, gạo của Thái Lan có mức giá 595 USD/tấn, Việt Nam 570 USD/tấn còn Ấn Độ đẩy giá xuống 470 USD/tấn và Pakistan là 450 USD/tấn.

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, cho biết lượng gạo tồn kho của Thái Lan hiện nay là 2 triệu tấn, của khối các doanh nghiệp nước này là 3 triệu tấn, trong đó nhiều doanh nghiệp, nhà máy xay xát Thái Lan còn sang tận Myanmar, Campuchia để gom gạo dự trữ nhằm chờ đến khi Chính phủ Thái Lan triển khai thu mua lúa trợ giá cao thì họ sẽ kê khai để hưởng chênh lệch.

Cũng theo ông Phong, tình hình ngập lụt ở Thái Lan vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều nơi ngập lụt cả 2 tháng qua, phải mất thêm 2-3 tháng nữa mới có khả năng khôi phục sản xuất và chế biến. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần chủ động tổ chức, tăng cường lực lượng thu mua lúa vụ thu đông, kể cả việc quyết liệt thu mua cho bằng được lượng lúa từ Campuchia. Nếu không, sau khi Thái Lan khôi phục sản xuất sẽ gây khó khăn lớn cho gạo chúng ta.

Ông Phong cho biết trong năm 2011, nước ta chỉ xuất khẩu 7 triệu tấn gạo. Kết quả xuất khẩu 10 tháng đầu năm là 6,319 triệu tấn, trị giá 3,058 tỉ USD. Tồn kho của các doanh nghiệp trong hiệp hội hiện nay là hơn 1,2 triệu tấn gạo.

Nguyễn Hải
 

29/10/11

Mối lo khi gạo tăng giá

Thứ bảy, 29/10/2011 - 8 giờ 18 phút, chiều.

Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) khuyến cáo, các doanh nghiệp phải rất cẩn trọng khi ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo thời gian tới. Giá gạo xuất khẩu đang tăng cao, sau khi chương trình thu mua gạo giá cao của Chính phủ Thái Lan chính thức triển khai từ ngày 7/10. Mặc dù vậy, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) khuyến cáo, các doanh nghiệp phải rất cẩn trọng khi ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo thời gian tới.

Giá gạo của Thái Lan đã chính thức tăng từ ngày 7/10. Theo đó, gạo thường được bán với giá 15.000 baht/tấn, tương ứng giá gạo xuất khẩu 750 - 800 USD/tấn. Sự biến động giá gạo trên thị trường Thái Lan là cơ hội để Việt Nam tăng bạn hàng, đồng thời nâng cao giá trị gạo xuất khẩu. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam vươn lên dẫn đầu thị trường gạo thế giới vào năm 2012, bởi khách hàng không dễ chấp nhận mua gạo Thái Lan với giá cao.

Theo nhận định của VFA, chương trình mua gạo giá cao của Chính phủ Thái Lan sẽ khiến giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm tăng mạnh. Tất nhiên, giá gạo không thể tăng vọt từ mức gần 600 USD/tấn hiện nay lên 800 USD/tấn. Tuy nhiên, việc lúa gạo tăng giá từng ngày cũng khiến các cơ quan quản lý thị trường gạo trong nước và cơ quan điều hành xuất khẩu gạo đối mặt nhiều mối lo.

Trước hết, giá gạo xuất khẩu tăng khi mùa mưa lũ bắt đầu, khiến nguy cơ sốt gạo ở thị trường trong nước có thể xảy ra. Hiện gạo nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long được bán với giá 9.500 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg so với tháng 9. Giá gạo tại Hà Nội, TP.HCM cũng nhích nhẹ trong vòng hơn 1 tuần qua.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng lúa năm nay vẫn đạt 41,5 triệu tấn, đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch VFA cũng xác nhận, hiện lượng gạo dự trữ của các doanh nghiệp còn khoảng 1,5 triệu tấn, cộng với vụ thứ ba sắp bước vào thu hoạch, Việt Nam hoàn toàn có thể đảm bảo nhu cầu thị trường trong nước và đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu thời gian tới. Trường hợp xảy ra sốt giá gạo là do tâm lý, tin đồn, chứ không phải do thiếu nguồn cung. Nếu xảy ra sốt giá gạo, VFA sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên bán gạo để bình ổn với giá thấp hơn 15% so với thị trường.

Với đà tăng giá lúa gạo hiện nay, VFA khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu nếu có hợp đồng, song doanh nghiệp chỉ nên ký hợp đồng nếu trong tay có đủ 100% chân hàng. Thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều doanh nghiệp vội ký hợp đồng xuất khẩu sớm với giá thấp, khi phải giao hàng đã phải mua gạo giá cao để thực hiện hợp đồng, dẫn đến thua lỗ, hoặc phải hủy hợp đồng. “Chỉ tính riêng trong quý III và đầu tháng 10 này, một số hợp đồng với số lượng lên tới 400.000 tấn gạo đã bị hủy”, ông Bảy nói.

Bên cạnh nguy cơ vỡ hợp đồng vì giá nguyên liệu tăng, VFA cũng cảnh báo khả năng thua lỗ nếu ký hợp đồng sớm, vì gạo vẫn có khả năng rớt giá. Bởi nếu giá gạo Thái Lan vượt quá sức chịu đựng của thế giới, giao dịch đóng băng, rất có thể Thái Lan phải hạ giá để bán được hàng.

Lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Bắc cũng dự báo: “Giá gạo thế giới thời gian tới có thể tăng mạnh, một phần do tác động của thị trường Thái Lan, một phần do lũ lụt, mất mùa xảy ra ở nhiều nước. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, nhu cầu của thế giới khó có thể tăng mạnh. Hai khách hàng lớn nhất của Việt Nam là Indonesia và Philippines hiện vẫn chưa có động thái mới. Cụ thể, Indonesia có thể nhập thêm gạo Việt Nam, nhưng dự kiến phải từ tháng 2/2012. Khi đó, Thái Lan cũng đã kết thúc chương trình mua gạo giá cao. Philippines có thể mua gạo Việt Nam vào cuối năm nay, nhưng số lượng không lớn”.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, nhiều nước nhập khẩu gạo của Thái Lan trước đây đang chuyển hướng sang tìm đối tác ở Việt Nam do giá rẻ, chất lượng tốt. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp Thái Lan đã sang Việt Nam để tìm hiểu môi trường đầu tư, nhằm thiết lập cơ sở chế biến, thu mua gạo ở Việt Nam để xuất khẩu sang các nước khác. Điều này buộc các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo trong nước phải nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thực tế, từ ngày 1/10, khi Nghị định 109/2010/NĐ-CP (về kinh doanh xuất khẩu gạo) có hiệu lực, cả nước đã có 125 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo, hơn 150 doanh nghiệp còn lại không được tham gia.

Như vậy, thị trường xuất khẩu gạo trong nước bước đầu đã được sàng lọc. Việc thu hẹp đầu mối xuất khẩu gạo, hạn chế các trung gian thương mại không cần thiết, các doanh nghiệp không đủ năng lực nhảy vào tham gia thị trường khiến tình trạng ép giá nông dân, phá giá xuất khẩu giảm hẳn.

Hơn nữa, giá trị hạt gạo cũng được nâng lên. Từ đầu năm đến nay, giá gạo xuất khẩu của nước ta tăng gần 60%. Tác động của thị trường thế giới, cũng như sự cơ cấu lại của thị trường trong nước đang là cơ hội để gạo Việt Nam nâng cao thương hiệu.
 

Nhiều hoạt động tại Festival lúa gạo lần 2

TT - Ngày 24-10, tại Sóc Trăng, ban tổ chức Festival lúa gạo Việt Nam lần 2 cho biết Festival lúa gạo Việt Nam với chủ đề chính “Vinh danh hạt ngọc Việt - môi trường xanh cho cánh đồng vàng” sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 11-11 tại tỉnh Sóc Trăng. Festival lần này với chuỗi các hoạt động gồm sân khấu lễ hội, triển lãm, hội thảo khoa học. 
 
Trong đó có ba cuộc hội thảo lớn tập trung vào các chủ đề: Con đường phát triển lúa gạo chất lượng cao; Định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam - Gạo Việt Nam ai bán - ai mua?; Bãi Xàu (Ba Xuyên) - Sóc Trăng, từ cảng biển quốc tế đầu tiên nhìn đến tương lai phát triển.

Lễ khai mạc dự kiến diễn ra lúc 20g ngày 8-11 (VTV1 truyền hình trực tiếp) và bế mạc lúc 20g ngày 11-11.

Nguon tuoitre
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...