Xuân Giáp Ngọ 2014, Đại lý gạo Miền Tây BÌNH MINH kính chúc toàn thể gia đình các Quý khách hàng lời chúc: SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG. GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - AN KHANG - THỊNH VƯỢNG

2/9/11

Nguy cơ bùng nổ lạm phát ở châu Á khi chính phủ mới của Thái Lan tăng giá gạo

(VINANET) - Bà Yingluck Shinawatra trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan. Trong quá trình vận động tranh cử, bà cam kết sẽ nâng thu nhập cho người nông dân bằng cách tăng giá lúa gạo. Các quốc gia khác thuộc châu Á có thể sẽ phải mất nhiều tiền hơn cho loại lương thực thiết yếu này. Bà Yingluck cam kết chính phủ mới sẽ mua lúa của dân với giá 15.000 baht (502 USD)/tấn trong vụ thu hoạch tháng 11 tới, cao hơn nhiều so với mức 9.900 baht trên thị trường hiện nay.

Vì Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nên điều đó có thể khiến giá gạo tăng trên toàn khu vực – nơi chiếm tới 87% tiêu thụ lúa gạo toàn cầu.

Nhà kinh tế Chua Hak Bin của ngân hàng Mỹ Merrill Lynch nhận định: “Giá gạo tăng sẽ làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát ở châu Á, đúng lúc hầu hết các bài phát biểu đều tán dương rằng lạm phát đã lên tới đỉnh điểm và sắp kết thúc, trở lại vòng kiểm sót của các ngân hàng trung ương”. “Ngay cả khi nhiều vấn đề toàn cầu ổn định trở lại, lạm phát vẫn có thể quay trở lại mạnh mẽ”.

Sự thúc đẩy tiêu dùng mạnh mẽ ở Thái Lan có nguy cơ làm phát tạp thêm các chính sách tiền tệ trên toàn châu Á, bởi chi phí lương thực cao sẽ tạo thêm áp lực tăng tỷ lệ lãi suất, khi mà kinh tế khu vực đang tăng trưởng chậm lại.

Hàn Quốc, Malaysia và cả Philippine mấy tuần qua đã giữ nguyên tỷ lệ lãi suất tiền vay, trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan hồi tháng 7 đều tăng tỷ lệ lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Theo Rabobank Groep NV, thực phẩm chiếm trên 30% trong rổ hàng hoá cơ sở tính tính chỉ số lạm phát (CPI) ở châu Á. Tỷ trọng của lúa gạo trong CPI trong khu vực Đông Nam Á rất khác nhau: 9,4% ở Philippines, 4,7% ở Indonesia và 2,9% ở Thái Lan, theo Bank of America.

Từ củ hành, quả ớt

Sở thích tiêu dùng đối với một số thực phẩm ở châu Á - từ thịt lợn ở Trung Quốc tới củ hành ở Ấn Độ và quả ớt ở Indonesia – đã khiến một số ngân hàng trung ương trong khu vực đang phải vật lộn với những thách thức do chi phí thực phẩm tăng cao. Ở những quốc gia giàu có hơn, thói quen ăn uốn đa dạng hơn và sức mua cao hơn khiến họ bớt nhạy cảm với việc giá thực phẩm tăng.

Lạm phát tại ít nhất 10 nền kinh tế châu Á đã tăng vượt mức trung bình 10 năm qua và phá vỡ giới hạn mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách. DBS Group Holdings Ltd. cho biết các ngân hàng trung ương châu Á đã tăng tỷ lệ lãi suất tới 44 lần kể từ tháng 3/2010 để kiềm chế lạm phát, và sự thiếu chắc chắn trên toàn cầu có thể khiến lạm phát tiếp tục cao trong một hoặc vài tháng nữa. David Carbon, nhà kinh tế trưởng nghiên cứu về tiền tệ của hãng DBS ở Singapore dự báo “Châu Á cso thể sẽ phải thắt chặt tiền tệ hơn nữa vào tháng 10”.

(T.H - Bloomberg)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...