Xuân Giáp Ngọ 2014, Đại lý gạo Miền Tây BÌNH MINH kính chúc toàn thể gia đình các Quý khách hàng lời chúc: SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG. GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - AN KHANG - THỊNH VƯỢNG

1/8/10

VFA được ưu ái, sao lại ép nông dân?

Bộ NN-PTNT nhận được rất nhiều phản ánh gay gắt từ các địa phương về tình hình nông dân bị ép giá thu mua lúa.
Ngày 28-7, Phó Chủ tịch Hội Nông dân VN, ông Nguyễn Duy Lượng, khẳng định: Nông dân ĐBSCL bị ép giá nên rất khó khăn trong việc tiêu thụ lúa. 13 tỉnh, thành ĐBSCL chưa điều chỉnh được giá mua và mỗi nơi mỗi giá khiến cho việc kiểm soát giá lúa gặp nhiều khó khăn.


Chần chừ mua vì lợi nhuận

Theo ông Lượng, Hội Nông dân và nông dân ĐBSCL rất phấn khởi với Quyết định số 993/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng ký ban hành ngày 30-6. Tuy nhiên, từ khi triển khai quyết định đến nay đã có một số vấn đề không hợp lý ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân.

Ông Lượng phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này đầu tiên là do doanh nghiệp đã o ép nông dân quá mức. Thậm chí có những người có trách nhiệm biết mà vẫn đồng tình với việc này.

Cụ thể, giá thực tế mà doanh nghiệp được Hiệp hội Lương thực VN (VFA) chỉ định cũng như một số đầu mối khác đang thu mua lúa gạo của nông dân ĐBSCL rất thấp. Có nơi nông dân lỗ tới cả ngàn đồng/kg. Tuy bị lỗ nhưng nông dân vẫn phải vay vốn để sản xuất. Thậm chí, có nơi nông dân bán lúa nhưng chưa nhận được tiền. 

Còn theo Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ NN - PTNT Nguyễn Trí Ngọc, hiện giá mua lúa gạo thấp là do một số vấn  đề, trong đó có việc Bộ Tài chính chưa xây dựng được giá sàn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và doanh nghiệp thiếu vốn để thu mua. Còn một lý do khác, theo ông Ngọc là doanh nghiệp chần chừ thu mua vì động cơ chủ yếu vẫn là lợi nhuận.

Quá ưu ái VFA

Hỗ trợ không đúng địa chỉ

Ông Lượng cho rằng nguồn vốn vay dành cho doanh nghiệp thuộc VFA được hỗ trợ không lãi suất xem ra đã không đúng địa chỉ, không đến được tay nông dân. Thực tế, doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất lại không thu mua lúa gạo trực tiếp của dân mà do thương lái đứng ra mua thì người dân không thể có được giá như mong đợi.
Ông Lượng cho hay hiện nhiều nông dân đang đề nghị chính quyền và hội can thiệp vấn đề thu mua lúa gạo của nông dân. “Nhưng đối với vấn đề giá, Hội Nông dân chỉ có thể lên tiếng và báo cáo Chính phủ” – ông Lượng bức xúc. Đồng thời, ông Lượng đề nghị Chính phủ phải có quy định buộc VFA mua giá tối thiểu 4.000 đồng/kg để nông dân bảo đảm chi phí trồng lúa.

Phải quy định giá sàn tránh tình trạng giá trôi nổi như hiện nay. Cách tốt nhất là phải thực hiện liên kết 4 nhà: Từ đầu vụ doanh nghiệp phải ứng tiền và giao kèo giá bán có lời trên cơ sở giá thành đã được tính và khi thu hoạch chỉ việc xuất theo giá đó. Ông Lượng nói thẳng: “Hiện VFA đang được hưởng chính sách quá ưu ái như cho vay không lãi suất và đây là điều chưa hợp lý. Ông Lượng cho rằng cần có những tiêu chí hết sức cụ thể xét doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ khi mua lúa gạo của nông dân”. 

Còn ông Ngọc thì nhìn nhận vấn đề giá lúa bất cập là nằm ngoài “phạm vi” quyền hạn của Bộ NN - PTNT. Theo ông Ngọc, Bộ NN - PTNT nhận được rất nhiều phản ánh gay gắt từ các địa phương về tình trạng bán lúa gạo của nông dân đang gặp khó khăn. Văn phòng Chính phủ cũng có chỉ đạo và Bộ NN - PTNT báo cáo về tình trạng này.

(Theo Người Lao Động)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...