Xuân Giáp Ngọ 2014, Đại lý gạo Miền Tây BÌNH MINH kính chúc toàn thể gia đình các Quý khách hàng lời chúc: SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG. GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - AN KHANG - THỊNH VƯỢNG

10/10/10

Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

TT - Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu ngô lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại và nạn hạn hán của Nga đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì người ta tính toán. Nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2011 đang hiện hữu. Ngân hàng Uralsib (Nga) cho biết khoảng 50% lượng khoai tây của nước này đã bị mất mùa và khủng hoảng lúa mì sẽ kéo dài tới năm sau. Giá lúa mì đã tăng khoảng 70% từ tháng 6-2010, lên 7,30 USD/giạ (đơn vị đo lường thể tích khoảng 36 lít) do hạn hán nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua đang diễn ra ở khu vực biển Đen - nơi cung cấp 25% sản lượng xuất khẩu lúa mì thế giới. 


“Chúng tôi đã hi vọng mọi việc sẽ bình ổn vào tháng 9 nhưng nay chưa thấy dấu hiệu đó mà còn có nhiều loại hàng hóa khác cũng đang rơi vào tình trạng khủng hoảng” - Abdolreza Abbassanian, một quan chức tại Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc, cho biết.

Liên Hiệp Quốc lo ngại việc giá lương thực vọt lên như từng diễn ra năm 2008 khiến thế giới xảy ra vụ bạo động liên quan tới lương thực.

Giá lúa mì hiện vẫn thấp hơn nhiều so với giá đỉnh điểm 13 USD/giạ khi đó, và nguồn dự trữ toàn cầu vẫn ở mức an toàn. Tuy nhiên, tình hình tương lai không mấy sáng sủa.

“Chưa phải là khủng hoảng nhưng mọi thứ đang bấp bênh. Nếu có thêm một mùa thất thu nữa ở Nga và Ukraine, lương thực toàn cầu sẽ bị sốc, và rồi tin xấu sẽ tới” - ông Abdolreza Abbassanian nói.

Chris Weafer, nhà kinh tế chính của Ngân hàng Uralsib, cho biết mùa lúa mì của Nga sẽ chỉ đạt gần 60 triệu tấn năm nay, thấp hơn so với mức tiêu thụ hằng năm là 75 triệu tấn ở nước này.

“Chúng tôi nghĩ Nga sẽ phải nhập khẩu vào năm tới”. Chính quyền Nga đã cấm xuất khẩu lúa mì cho tới cuối năm 2011, nhưng dù vậy khả năng nước này phải nhập lúa mì là rất cao. Ngô cũng đang thiếu trên toàn cầu vì nguồn dự trữ lương thực đang ở mức thấp nhất trong 37 năm qua.

“Mọi thứ đang ngày càng khó khăn hơn” - ông Luke Chandler (Ngân hàng Rabobank) lo ngại, và đặt câu hỏi về việc liệu Mỹ có nên sử dụng 36% vụ mùa ngô để sản xuất nhiên liệu ethanol hay không trong tình hình thiếu ngô như hiện nay. Giá ngô đã tăng 40% từ tháng 6, tới 5 USD/giạ. Lý do ban đầu được đưa ra là vì mùa màng của Mỹ thất bát do thời tiết.

Trong khi đó, Trung Quốc lại cho biết nước này vừa nhập 432.000 tấn ngô vào tháng 8 vừa qua, mức kỷ lục từ trước tới nay.

Chuyên gia Sudakshina Unnikrishnan từ Công ty Barclays Capital cho rằng Trung Quốc sẽ sớm trở thành nhà nhập khẩu ngô về cơ bản. Năm 1994, khi nước này nhập, lý do là vì mùa màng thất bát.

Lần này, nguyên nhân được cho là vì người dân đã chuyển sang ăn thịt trong các bữa ăn nên cần có ngô để nuôi gia súc. Hơn 70% ngô ở Trung Quốc là dùng để cho gia súc ăn, và tính toán cho biết phải mất 7kg thóc mới sản xuất được 1kg thịt bò.

Chuyển gạo lên nhà máy lau bóng gạo xuất khẩu ở xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang - Ảnh: N.C.T

Sản lượng lúa của VN tăng khoảng 800.000 tấn

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), sản lượng lúa thu hoạch của cả năm 2010 ước đạt 39 triệu tấn, tăng khoảng 800.000 tấn so với năm 2009. Trong đó, sản lượng vụ đông xuân 2009-2010 đạt trên 19 triệu tấn, vụ hè thu ước đạt 10,35 triệu tấn.

Từ nay đến đầu năm tới VN tiếp tục gieo trồng và thu hoạch lúa mùa, lúa thu đông với sản lượng cả nước ước đạt gần 10 triệu tấn.

Riêng khu vực ĐBSCL, năm 2010 tổng sản lượng lúa ước đạt 21,3 triệu tấn. Tổng sản lượng lúa thu hoạch từ cuối tháng 8 đến tháng 1-2011 là 5,11 triệu tấn, tương đương 3,3 triệu tấn gạo. Cân đối tiêu thụ từ tháng 9-2010 đến tháng 1-2011 tại ĐBSCL và TP.HCM lượng gạo hàng hóa còn lại ước khoảng 1,5 triệu tấn.

Cũng theo Cục Trồng trọt, diện tích và sản lượng các loại cây nông nghiệp khác như ngô, khoai, đậu... không có nhiều biến động so với những năm trước. Vì vậy, dựa trên cân đối nhu cầu tiêu thụ trong nước và lượng lương thực sản xuất ra, VN vẫn hoàn toàn có đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...