Xuân Giáp Ngọ 2014, Đại lý gạo Miền Tây BÌNH MINH kính chúc toàn thể gia đình các Quý khách hàng lời chúc: SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG. GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - AN KHANG - THỊNH VƯỢNG

10/10/10

Thị trường gạo thế giới tuần 16 – 23/9/2010: giá vững

Giá gạo Châu Á vững trong tuần qua nhờ nhu cầu vững trong bối cảnh nguồn cung hạn hẹp và đồng Baht cao giá. Gạo 100% B của Thái Lan giá vững ở 490 USD/tấn, song các nhà xuất khẩu cho rằng giá đó có thể tăng trong vài tuần tới do đồng Baht tăng giá. Gạo 100% B của Thái Lan giá vững ở 490 USD/tấn, song các nhà xuất khẩu cho rằng giá đó có thể tăng trong vài tuần tới do đồng Baht tăng giá.


Một thương gia ở Băngkốc cho biết: “Giao dịch gạo không sôi động, song giá sẽ tăng hơn nữa bởi các nhà xuất khẩu phải tăng giá chào bán do đồng Baht tăng giá”.

Baht Thái đã tăng giá lên mức cao kỷ lục. Baht Thái đã lập kỷ lục cao của 13 tháng so với USD trong ngày 21/9 và đã tăng gần 9% trong năm nay, buộc các nhà xuất khẩu phải tăng giá những sản phẩm định giá bằng đồng USD để bù lại thiệt hại do mua nguyên liệu trong nước bằng đồng Baht.

Một số khách hàng truyền thống của Thái Lan như Hồng Kông, Singapore và Trung Quốc vẫn đang có mặt trên thị trường, và điều này hỗ trợ giá vững.

Một số báo cáo cho biết có khả năng Thái Lan sẽ ký được hợp đồng xuất khẩu với Indonexia và Nigeria. Tuy nhiên, hiện tại thì chưa hợp đồng nào được ký.

Bulog, cơ quan thu mua gạo của Chính phủ Indonexia, đang thương lượng mua 300.000 tấn gạo Thái lan, còn Nigeria tỏ ý muốn mua 1 triệu tấn.

Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã bán 5,8 triệu tấn gạo từ đầu năm tới nay, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái, khi bán tới 6,3 triệu tấn.

Tại Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, giá gạo đã giảm nhẹ do nhu cầu xuất khẩu không cao. Tuy nhiên, nguồn cung hạn hẹp đang hỗ trợ giá.

Dự trữ gạo ở Việt Nam đã giảm sau khi đồng bằng sông Cửu Long kết thúc vụ thu hoạch thứ 2 trong 3 vụ của năm nay, và tin Philippine và Indonexia sẽ bắt đầu mua gạo cũng không nâng giá gạo lên.

Philippine có thể sẽ bắt đầu mua gạo với khối lượng nhỏ từ tháng 11 theo kế hoạch nhập khẩu của năm 2011, trong khi Indonexia có thể sẽ nhập khẩu gạo cho năm nay hoặc mua dự trữ cho năm tới.

Gạo 5% tấm của Việt Nam giá 450 – 475 USD/tấn, FOB, so với 460 USD/tấn tuần trước, trong khi gạo 25% tấm được cháo bán ở mức 420 – 435 USD/tấn, so với 435 USD/tấn.

Từ đầu năm tới nay, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu kỷlục 6,6 triệu tấn gạo.

Về các thông tin liên quan, Philippine, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo trong năm 2011 sau khi đã mua kỷ lục 2,45 triệu tấn trong năm nay.

Chủ tịch Cơ quan lương thực quốc gia, Angelito Banayo, cho biết Manila có thể sẽ bắt đầu mua gạo từ tháng 11 tới.

“Chúng tôi sẽ nhập khẩu khoảng 1,2 đến 1,5 triệu tấn, mức đó là an toàn”, ông nói. Khối lượng nhập khẩu sẽ tùy thuộc vào vụ thu hoạch chính (vào quý 4 hàng năm).

Theo ông Banayo, mức gạo thiếu hụt trong năm tới có thể lên đến 3,2 triệu tấn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là ước tính sơ bộ ban đầu. Cơ quan lương thực nhà nước có thể ước lượng chính xác hơn về các nhu cầu gạo của quốc gia sau khi vụ thu hoạch chính bắt đầu.

NFA sẽ "từng bước" thu mua gạo dựa trên giá gạo của thị trường quốc tế. Cơ quan này cũng sẽ không ký kết hợp đồng nhập khẩu gạo nào trước cuối năm.

Philippines là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới vì sản lượng trong nước không thể đáp ứng được mức tiêu thụ đang tăng lên.

Đầu năm nay, Philippine đã cho phép tư nhân nhập khẩu gạo sau khi xảy ra hạn hán trầm trọng. Sản lượng gạo nửa đầu năm 2010 giảm 10,2% so với cùng kỳ năm trước xuống 6,6 triệu tấn. Dự báo sản lượng cả năm nay là 17,4 triệu tấn.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, vụ 2009/2010 sản lượng gạo châu Phi dự đoán sẽ giảm 3% so với vụ trước.Trong đó Ai Cập giảm 17%; Madagasca tăng 4,8%; Nigeria tăng 5%.
USDA đã điều chỉnh giảm dự đoán về sản lượng gạo của Pakistan niên vụ 2010/11 xuống 4,4 triệu tấn, giảm 32%, do lũ lụt tàn phá. Dự báo về xuất khẩu gạo của Pakistan niên vụ 2010/11 cũng được điều chỉnh giảm xuống 2,3 triệu tấn, giảm 36%. Nguyên nhân bởi Pakistan đã trải qua một trận lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử nước này.
Gạo là sản phẩm xuất khẩu lớn thứ hai của Pakistan và sự giảm xuất khẩu gạo dự kiến liên quan tới cân bằng thanh toán của nước này.

Uỷ ban Xuất khẩu Nông sản Ai Cập cho biết Ai Cập sẽ gia hạn cấm xuất khẩu gạo cho tới tháng 10/2011. Ai Cập đã cấm xuất khẩu gạo từ tháng 3/2008 để ngăn giá các thực phẩm thiết yếu tăng lên, và từ đó vẫn chưa xoá bỏ lệnh cấm.

Indonexia có thể nhập khẩu gạo trong năm nay hoặc năm tới để dự trữ, phòng khi lũ lụt gây thiệt hại tới mùa màng, Bộ trưởng Nông nghiệp Suswono cho biết. Mưa quá nhiều do La Nina ở khu vực Đông Nam Á đã ảnh hưởng tới nhiều loại cây trồng, trong đó có cà phê, cacao, dầu cọ và đường.

Sản lượng lúa Indonexia dự kiến đạt 65,15 triệu tấn trong năm nay, tăng so với 64,39 triệu tấn năm 2009, và cao hơn so với 64,90 triệu tấn dự báo hồi tháng 3.

Công ty International của Ấn Độ đang chào bán 30.000 tấn gạo sấy cho Bănglađét với giá 489 USD/tấn, C&F. Thu mua không đủ kế hoạch và giá lương thực tăng buộc Chính phủ Bănglađét phải đưa ra chương trình nhập khẩu gạo năm nay đúng vào lúc nhu cầu tăng đẩy giá gạo thế giới tăng. Nhập khẩu gạo và lúa mì vào Bănglađét chắc chắn sẽ tăng gấp 3 lên 1,5 triệu tấn trong năm kết thúc vào tháng 6/2011, so với 550.000 tấn năm ngoái.

Chính phủ Ấn Độ cũng đã cho phép xuất khẩu 300.000 tấn gạo phi – basmati và 200.000 tấn lúa mì sang Bănglađét, trong đó, công ty State Trading Corp. sẽ xuất 200 nghìn tấn gạo, 100 nghìn tấn lúa mỳ còn số lượng công ty PEC xuất là 100 nghìn tấn gạo và 100 nghìn tấn lúa mỳ. Giá gạo sẽ dựa trên chi phí vận chuyển và có thể được quyết định trong tháng 9 này. Bangladesh vẫn còn nhu cầu nhập gạo vì nước này phải bù đắp các hợp đồng nhập lúa mỳ đã bị hủy bỏ do hạn hán ở các nước khu vực Biển Đen

(Vinanet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...