Xuân Giáp Ngọ 2014, Đại lý gạo Miền Tây BÌNH MINH kính chúc toàn thể gia đình các Quý khách hàng lời chúc: SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG. GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - AN KHANG - THỊNH VƯỢNG

19/3/11

'Phù phép' lợn nhiễm độc thành thực phẩm siêu dinh dưỡng (kỳ 1)


"Thịt heo siêu nạc, một đặc sản của tỉnh Hà Nam, nổi tiếng với tác dụng bổ dưỡng sức khỏe, vừa bị phát hiện nhiễm độc Clenbuterol - chất làm thịt lợn nạc hơn", Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) công bố ngày 15/3.


Thông tin này gây sốc cho thị trường tiêu dùng Trung Quốc, đặc biệt với người dân Giang Tô và Nam Kinh vốn mê mẩn loại thực phẩm này

Ngang nhiên sử dụng Clenbuterol trong chăn nuôi Thịt lợn siêu nạc, ít hàm lượng chất béo là một đặc sản quý của tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Theo điều tra của phóng viên CCTV, chỉ riêng thành phố Mạnh Châu, Hà Nam, hầu hết các hộ gia đình đều chăn nuôi loại lợn này.

Một chủ trại nuôi lợn tại đây úp mở: "Để nuôi được giống lợn này, phải trộn thêm một chất bột trắng đặc biệt trong khẩu phần ăn hàng ngày của lợn. Dân địa phương quen gọi là “thần dược”, bởi chưa đầy ba tháng, lợn có thể xuất chuồng với trọng lượng đạt chuẩn".

Thịt siêu nạc của công ty thực phẩm Song Hội hiện bị cấm bán trên thị trường

Tương tự như Mạnh Châu, hơn chục hộ nuôi lợn tại thành phố Tầm Dương và Hoạch Gia (Hà Nam) cũng sử dụng chất bột này - được phát hiện là hormon tăng trưởng Clenbuterol – một chất cấm không được sử dụng trong chăn nuôi. Thậm chí, có chủ hộ còn thừa nhận, gia đình họ chưa bao giờ ăn giống lợn được vỗ béo loại này.

Vung tiền "thoát" kiểm dịch

Sau thời gian dài điều tra, phóng viên của CCTV phát hiện ra nhiều gian dối trong khâu kiểm dịch loại lợn siêu nạc này. Cụ thể, chỉ cần chi 2 NDT/đầu lợn là các chủ nuôi ung dung có trong tay tờ “giấy thông hành”, tức giấy chứng nhận đạt chuẩn kiểm dịch. Chi tiếp 100 NDT là "êm ru" thoát khỏi trạm kiểm dịch cửa ngõ Hà Nam, băng băng xuất hàng vào các lò giết mổ tại Nam Kinh, mà không cần qua khâu kiểm định chất Clenbuterol trong lợn.

"Móc túi" thêm 10 NDT/đầu lợn là các hộ kinh doanh cầm chắc tờ “Chứng nhận đạt chất lượng kiểm dịch thực phẩm tươi sống”. Vậy là chỉ cần vung ra số tiền ít ỏi, giống lợn nhiễm Clenbuterol được “hóa kiếp” thành loại thịt siêu dinh dưỡng và đường đường chính chính có mặt trên thị trường Nam Kinh.

Chủ lò giết mổ Hưng Vượng (thôn Sa Châu, Nam Kinh) cho biết, loại lợn siêu nạc này chiếm 80-90% lượng thịt trong xưởng và là nguồn cung ứng hàng thường xuyên cho thị trường Nam Kinh trong nhiều năm qua. Thậm chí, có nhân viên kiểm dịch còn tiết lộ, họ quá rõ các chủ hộ nuôi lợn sử dụng hormon Clenbuterol nhưng đều làm ngơ. Một vài chủ hộ nuôi lợn tại Hà Nam còn thẳng thừng tuyên bố: “Kiểm dịch chẳng qua cũng chỉ là nhẹ nhàng đi qua một khoảng sân…”.

Lộ diện thủ phạm
Công ty TNHH thực phẩm Song Hội tại Tế Nguyên trực thuộc tập đoàn Song Hội (Hà Nam) chuyên chế biến thịt lợn tươi sống với một loạt đại lý phân phối và bán hàng rải khắp thị trường trong và ngoại tỉnh. Công ty này từng “kích võ giương oai” bởi khẩu hiệu sặc mùi chiều lòng thượng đế: “Kiểm dịch 18 lượt, yên tâm gấp 18 lần”. Nhưng thực tế, theo quy định lạ lùng đến khó hiểu của công ty này, giám định Clenbuterol không có trong danh mục của cả 18 khâu kiểm dịch. Anh Tống Hồng Lượng, phụ trách khâu thu mua của công ty Song Hội Tế Nguyên ngầm tiết lộ với CCTV rằng, bất luận là chất lượng thịt thế nào, xưởng của họ cũng nhập về với lượng lớn và tiến hành chế biến.

Một chủ trại chăn nuôi tại Hà Nam cũng tiết lộ, kể từ năm ngoái, anh ta thường xuyên cung ứng loại lợn này cho Công ty Song Hội Tế Nguyên. Bằng mối quan hệ thân tình với nhân viên phụ trách khâu trưng mua, nên phần lớn các đợt hàng đều không qua kiểm duyệt. Cũng theo anh Tống Hồng Lượng, giống lợn siêu nạc thường được được mua vào với giá cao gấp vài lần so với các loại thịt lợn khác.

Tuy nhiên, vào cuối giờ chiều 15/3, phóng viên CCTV lập tức liên lạc với Bộ phận phụ trách dịch vụ hậu mãi của Tập đoàn Song Hội. Trước thông tin nóng có thể đánh sập thị trường tiêu dùng Trung Quốc, đại diện Song Hội khẳng định, tập đoàn vẫn thường xuyên kiểm duyệt nghiêm ngặt chất lượng thực phẩm tươi sống: “Mỗi đợt hàng trước khi đưa vào giết mổ đều tiến hành kiểm duyệt nghiêm ngặt về chất lượng, trong đó có cả giám định chất Clenbuterol.”

Cũng theo người này, hiện chuyên viên từ tập đoàn đang trực tiếp tiến hành điều tra các khâu hoạt động của Công ty TNHH thực phẩm Song Hội (Tế Nguyên, Hà Nam). Đối với thông tin lợn siêu nạc có chất Clenbuterol, tập đoàn cam kết sẽ ngưng bán thực phẩm này kể từ 16/3. Đợi sau khi có báo cáo cụ thể về kết quả giám định, sẽ công khai trước dư luận trong thời gian sớm nhất.

Sáng 16/3, ngay sau khi có thông tin về lợn nạc nhiễm Clenbuterol, Sở Công thương tỉnh Hà Nam tiến hành kiểm tra, giám định toàn bộ thịt lợn, xúc xích, lạp xưởng trên thị trường. Theo tìm hiểu của phóng viên, hàng năm, các ban ngành chức năng, Bộ Nông nghiệp và Sở Nông nghiệp Hà Nam đều phối hợp kiểm tra định kỳ và phi định kỳ các khâu chăn nuôi, giết mổ.

Kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp cho biết, trong vòng 8 năm qua, tỉnh Hà Nam tiến hành giám định 32 lượt, song chưa lần nào phát hiện chất Clenbuterol trong thịt.

Hiện, hàng loạt siêu thị tại Hà Nam, Nam Kinh, Giang Tô và một số tỉnh khác đang lên chiến dịch tẩy chay thực phẩm của Song Hội; đồng thời yêu cầu tập đoàn này công bố kết quả giám định Clenbuterol. “Nếu thịt lợn siêu nạc có chứa Clenbuterol, tôi kiên quyết không ăn loại này nữa và từ nay về sau cũng xin bái chào thực phẩm Song Hội”, anh Tề, một người tiêu dùng tỏ ra bức xúc.

Tác hại khôn lường của chất Clenbuterol

Theo tài liệu của Bộ Nông nghệp, Bộ y tế và Cục quản lý giám định dược phẩm, thực phẩm Trung Quốc, Clenbuterol được xếp trong danh mục 18 loại chất cấm nghiêm ngặt, không được sử dụng trong chăn nuôi từ năm 2002.

Căn cứ vào qui định xử phạt của Bộ Công an và Tòa án Nhân dân tối cao Trung Hoa năm 2008, đối với các đối tượng sử dụng Clenbuterol trong chăn nuôi, gây nhiễm độc nghiêm trọng với thực phẩm thịt tươi sống sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại Việt Nam, hormone siêu tăng trưởng này cũng bị cấm sử dụng từ năm 2002. Theo VINMedia, bác sĩ Huỳnh Hữu Thọ, Chi cục Thú y TP HCM cho rằng, nếu trước đây, nuôi một con lợn 5 tháng mới được 1 tạ thì khi sử dụng hormone tăng trưởng Clenbuterol (dạng bột trộn vào thức ăn), chỉ cần chưa đầy 3 tháng lợn đã có thể xuất chuồng. Chất Clenbuterol thường được sử dụng trước khi lợn xuất chuồng khoảng vài tuần. Tuy nhiên, hậu quả của thịt lợn có ăn Clenbuterol đối với sức khoẻ con người là rất nguy hiểm.

Th.s Phạm Thị Kim Phượng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm (Số 2 Nguyễn Văn Thủ, TP HCM) cho biết: "Trong một mẫu thức ăn dạng bột được người nông dân trộn với thức ăn chăn nuôi mà trung tâm này xét nghiệm vào năm 2005 cho thấy có đến 141,2mg/kg chất Clenbuterol".

Theo Th.s Phượng, Clenbuterol là chất rất dễ tồn dư trong thịt và thường tạo thành triệu chứng trúng độc cấp tính và mãn tính. Nếu dùng số lượng lớn, nhịp tim sẽ đập mạnh và hệ thần kinh bị hưng phấn. Sau một thời gian dài ăn phải thịt lợn nhiễm độc Clenbuterol, người tiêu dùng sẽ có thể bị rối loạn nhịp tim, tổn thương tế bào cơ tim, run cơ và đặc biệt nguy hiểm với người bị cao huyết áp vì Clenbuterol có thể gây choáng váng và tăng huyết áp.
Kỳ 2: 'Choáng' với kết quả giám định thịt lợn Trung Quốc

Mai Anh (theo Xinhua, Cntv)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...